Từ 2018, hạn chế mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC kế hoạch phát hành trái phiếu công ty
Trước loạt vụ mất tiền ngân hàng, chỉ hơn 10% khách hàng nhận thức rủi ro xuất phát từ chính bản thân mình | |
VAMC có gần 18.000 tỷ đồng đi gửi ngân hàng, thu nhập nhân viên hơn 28 triệu đồng/tháng |
Hạn chế mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC kế hoạch phát hành trái phiếu công ty, thực hiện mua bán nợ theo cơ chế thị trường
Toạ đàm Toàn cảnh ngân hàng năm 2018: Hướng tới Phát triển bền vững diễn ra vào sáng nay (ngày 8/5), và có những thảo luận liên quan đến công tác tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng.
Hình ảnh toạ đàm Toàn cảnh ngân hàng diễn ra vào sáng nay (8/5) |
Đề án 1058 và Nghị quyết 42 đi vào triển khai gần một năm đã tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng.
Đối với VAMC, theo ông Nguyễn Tiến Đông - Chủ tịch HĐTV VAMC, Nghị quyết 42 đã thay đổi tư duy về nợ xấu. Trước đây nợ xấu được hiểu là của ngân hàng. Nhưng từ Nghị quyết 42, tư duy của các nhà lập pháp thay đổi, nợ xấu được hiểu là của nền kinh tế.
Từ đó, tạo được động lực và sự chủ động cho VAMC cũng như các TCTD trong việc xử lý nợ xấu: khẳng định được quyền của chủ nợ trong giao dịch dân sự vay trả. Bên cạnh đó, từ nhận thức nợ xấu của nền kinh tế, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành vào cuộc quyết liệt hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu, để giải phóng nguồn lực, tái tạo nguồn lực. Từ 15/8/2017 khi Nghị quyết 42 có hiệu lực cho đến nay, hiệu quả tăng gấp rưỡi so với các thời kỳ trước.
Ngành ngân hàng nói chung tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong xử lý nợ xấu. vấn đề đầu tiên là trách nhiệm pháp lý của người cho vay. Từ quan hệ dân sự vay trả, tới lúc thu hồi không đủ nợ gốc và nợ lãi, thì dễ phát sinh thành quan hệ hình sự (gây thất thoát tài sản). Từ khi Nghị quyết 42 ra đời cho phép bán dưới giá trí, tạo động lực lớn cho các ngân hàng cũng như VAMC tự tin xử lý.
Bên cạnh đó, ý thức trả nợ của khách hàng tốt lên rất nhiều. Thông thường khi làm việc với các khách hàng khi có nợ xấu trước đây, chỉ có 1/10 khách hàng có thiện chí làm việc. Sau khi có Nghị quyết 42, nhờ các hành lang pháp lý, VAMC cũng như TCTD có quyền thu hồi TSĐB, được địa phương ung hộ, và tạo ra ý thức cho khách hàng. Nhièu khách hàng mới chỉ nhận được giấy gọi làm việc, đã tự động mang tiền đến trả. Nhiều TCTD cũng đã đề nghị VAMC đứng ra làm đại diện để xử lý nợ. Vay trả đã sòng phằng và thị trường hơn rất nhiều.
Thêm vào đó, chính bản thân VAMC có những bước chuyển. Trước đây, VAMC mua nợ xấu chủ yếu bằng trái phiếu đặc biệt và phân tích các khoản nợ xấu từ 30 tỷ trở lên. Tuy nhiên, từ 2018, VAMC hạn chế việc mua nợ xấu và phát hành trái hiếu đặc biệt, tiến hành phân tích , phân loại các khoản nợ xấu từ 10 tỷ trở lên và thực hiện mua bán đứt đoạn (mua theo cơ chế thị trường).
Trong quý IV/2017, VAMC đã được Chỉnh phủ, NHNN cấp 2.000 đồng tỷ thì đã mua thị trường được 3.104 tỷ và đến nay đã nay đã xử lý thu hồi được hơn 3/4 số hơn 3.000 tỷ. Năm 2018, trong kế hoạch với 2.000 tỷ được cấp, VAMC sẽ quay hai vòng gần 2 lần, thực hiện mua 3.500 tỷ đồng.
Trong Quyết định của Thủ tướng tăng vốn điều lệ của VAMC lên 5.000 tỷ đồng, gắn vào đó, VAMC đang xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu công ty, thực hiện mua bán nợ xấu chuyển sang cơ chế thị trường. Theo đó, việc xử lý nợ xấu sẽ đi vào thực chất hơn.
VAMC có gần 18.000 tỷ đồng đi gửi ngân hàng, thu nhập nhân viên hơn 28 triệu đồng/tháng |
Những kết quả chung của ngành ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu
Tại Toạ đàm, ông Phạm Huyền Anh, Phó Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN cũng đã điểm lại những kết quả của ngành ngân hàng trong qúa trình tái cơ cấu.
Công tác cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng sau gần một năm triển khai Đề án 1058 và Nghị quyết 42 đã đạt được nhiều kết quả cơ bản: các NHTM nhà nước tiếp tục đóng vai trò chi phối trong hệ thống các TCTD.Đến nay, NHNN đã thẩm định, phê duyệt phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020 của ba trên 4 NHTM Nhà nước.
Các Ngân hàng TMCP tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện trên các mặt tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh; Các TCTD nước ngoài được NHNN tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát, đảm bảo hoạt động an toàn, đúng pháp luật. Đến nay, NHNN đã có văn bản phê duyệt Phương án cơ cấu lại của 9 trên 10 ngân hàng nước ngoài và liên doanh.
Các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính tích cực xây dựng các phương án cơ cấu lại theo các giải pháp của Đề án 1058 để nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh và phù hợp với đặc thù hoạt động của loại hình TCTD phi ngân hàng.
Hệ thống quỹ Tín dụng nhân dân tiếp tục được tăng cường, củng cố, chấn chỉnh, về cơ bản hoạt động lành mạnh, hiệu quả, theo đúng tôn chỉ đề ra;
Nợ xấu tiếp tục được kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%. Với các biện pháp chỉ đạo quyết liệt của NHNN và sự nỗ lực, chủ động của các TCTD trong kiềm chế và xử lý nợ xấu, đặc biệt với sự ra đời của Nghị quyết 42, (tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống các TCTD tại thời điểm cuối năm 2017 đã giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016).
Vẫn còn nhiều vướng mắc: điều kiện tài sản đảm bảo tranh chấp, tăng vốn ngân hàng...
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cơ cấu lại và xử lý nợ xấu vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc.
Thứ nhất là khó khăn, vướng mắc của TCTD về điều kiện tài sản đảm bảo được xử lý phải không là tài sản tranh chấp, trong khi hiện nay chưa có hướng dẫn thế nào là tài sản đang tranh chấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp là khác nhau, gây khó khăn khi xử lý tài sản theo Nghị quyết 42.
Theo ông Đông, có khoảng 500 vụ việc thi hành án ở các toà án địa phương, định kỳ hàng tháng VAMC có văn bản làm việc ở Cục thi hành án để hỗ trợ TCTD trong việc xử lý nợ xấu.
Thứ hai là khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc tăng vốn cho các NHTM Nhà nước về cả mặt pháp lý và thực tiễn triển khai. Để nâng cao năng lực tài chính cho các NHTMNN, vấn đề cơ bản đặt ra là phải tăng vốn cho các ngân hàng này thông qua một số hình thức như: bán cổ phần cho nhà đầu tư (trong nước, ngoài nước) và sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn.
Tuy nhiên, hiện nay các NHTM Nhà nước chưa được sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn, trong khi đó, tăng vốn theo hình thức bán cổ phần bị hạn chế bởi quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối thiểu của Nhà nước. Việc tăng vốn điều lệ để cải thiện, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II là một trong những giải pháp quan trọng nhằm cơ cấu lại NHTM Nhà nước đề ra tại Quyết định 1058; trong đó yêu cầu đặt ra là giữ vững nguyên tắc bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước tại các NHTM Nhà nước.
Thứ ba là việc một số Bộ, Ngành chậm hoặc chưa thực hiện xong việc ban hành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể triển khai Đề án 1058. Bên cạnh đó, mặc dù về cơ bản, quá trình triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã nhận được sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, tuy nhiên tại một số nơi Cơ quan công an, UBND tỉnh, thành phố chưa có hướng dẫn cụ thể (tới UBND, cơ quan công an cấp huyện, xã) nên còn vướng trong công tác phối hợp xử lý.