TTCK là 'sòng bạc', chứng khoán phái sinh có lường được rủi ro?
Thị trường chứng khoán từng có thời điểm bị ví như "sòng bạc" |
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết đâu đấy trong qúa khứ, người ta nói chứng khoán là sòng bạc tuy nhiên bản chất của TTCK là huy động vốn mà huy động vốn phải có thanh khoản. Thị trường không chỉ có người tiến mà phải có cả người lùi, đó chính là sự hấp dẫn của TTCK với các nhà đầu tư. Trên thị trường có nhiều cổ phiếu nhìn vào có rủi ro nhưng NĐT tham gia rất nhiều.
Ông Hưng cho rằng cần nhìn đúng bản chất và đưa ra từ ngữ phù hợp. Thời gian đầu vận hành chứng khoán phái sinh, mọi người sẽ kêu "trói" nhiều thế nhưng đó là đưa ra các phương án phòng vệ. Ban đầu thị trường giới hạn các nhà đầu tư tổ chức vì họ có cùng mặt bằng hiểu biết. Thời gian đầu thị trường sẽ kêu nhiều về "khóa" và "phanh" mà không kêu về rủi ro.
Cũng theo ông Hưng, CKPS là một sản phẩm của TTCK và nằm trong TTCK cơ sở, được đưa vào để tăng sức hấp dẫn cho thị trường. Mục tiêu nhằm huy động càng nhiều NĐT và coi TTCK là nơi sinh lời và giữ tài sản. "Nếu chỉ coi là nơi kiếm ăn rồi đi thì không phải. Ở nước ngoài người dân giữ nhà và tiền mặt ít hơn chứng khoán. Để làm được như vậy phải đưa ra các sản phẩm bao gồm CKPS rất hấp dẫn", ông Hưng chia sẻ.
Ông Dương Ngọc Tuấn, Phó TGĐ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) cho biết cơ quan quản lý nhận định rõ những trường hợp rủi ro có thể xảy ra và rút ra được những kinh nghiệm như ký quỹ, sự phối hợp giữa Trung tâm bù trừ, Trung tâm lưu ký và các Sở chưa được chặt chẽ hay hệ thống công nghệ thông tin chưa được hiện đại, chắc chắn.
Dựa trên các kinh nghiệm đó mà cơ quan quản lý xây dựng hệ thống để đảm bảo được yếu tố an toàn. Sự chuẩn bị là vậy nhưng trong quá trình vận hành sẽ tiếp tục giám sát và rút kinh nghiệm.
Quy định về ký quỹ cho thị trường phái sinh khác với thị trường cơ sở là trên thị trường phái sinh hoạt động ký quỹ đảm bảo cho nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ của mình nên tiề tiền nhà đầu tư bỏ ra nộp vào VSD, thành viên bù trừ để thực hiện.
Trên thị trường phái sinh, giao dịch là nhà đầu tư thực hiện nhưng thành viên bù trừ phải chịu trách nhiệm đến cùng. Nếu nhà đầu tư mất thanh toán thì trách nhiệm sẽ thuộc về thành viên bù trừ nên phải có biện pháp kiểm soát được điều này. Đồng thời, nhà đầu tư là một phần nhưng CTCK và thành viên bù trừ phải nhận diện rủi ro để sẵn sàng cho các kịch bản đỗ vỡ.
Ông Nguyễn Anh Phong, Phó Tổng Giám đốc HNX giải thích, cơ chế của thị trường phái sinh cho phép nhà đầu tư và các bên theo dõi lãi và lỗ phát sinh hàng ngày do đó dễ kiểm soát rủi ro hơn. Bên cạnh đó, bản thân các giao dịch trên thị trường phái sinh là để hưởng chênh lệch giá, nếu có mức lãi hay lỗ thì nhà đầu tư rất nhanh chóng cân nhắc về việc nên đóng vị thế.
Ông Nguyễn Duy Hưng: Đừng quá kỳ vọng vào thị trường phái sinh trong thời gian đầu
Thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) thời điểm đầu đi vào hoạt động sẽ có nhiều "phanh" và "hãm", đó đều là các cơ ... |
Thị trường đã tích lũy vừa đủ để triển khai chứng khoán phái sinh
Thời điểm này, khi đã hội tụ đủ các yếu tố cần thiết, chứng khoán phái sinh ra đời sẽ hỗ trợ tích cực cho ... |