|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc tiêu thụ cà phê gấp 10 lần thế giới

17:39 | 20/12/2017
Chia sẻ
Với lượng dân số lớn cùng tốc độ tiêu thụ nhanh chóng, Trung Quốc sẽ sớm trở thành nước tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới. 
trung quoc thi truong tieu thu tiem nang cua ca phe the gioi Tồn kho cà phê thế giới sẽ giảm rất nhanh trong niên vụ 2017 - 2018
trung quoc thi truong tieu thu tiem nang cua ca phe the gioi Người trồng cà phê lao đao vì giá xuống

Ngành cà phê Trung Quốc đang diễn biến ra sao?

Tại Trung Quốc, tổng sản lượng cà phê từ năm 2001 – 2006 có xu hướng tăng, với tốc độ tăng trung bình đạt 19,95%/năm. Đến niên vụ 2016 – 2017, sản lượng cà phê của Trung Quốc đạt 160,3 nghìn tấn, tăng 14,08% so với niên vụ trước. Theo đó, Trung Quốc đang đứng thứ 12 thế giới về sản lượng cà phê, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê Trung Quốc, bà Lucy Fu, cho biết.

trung quoc thi truong tieu thu tiem nang cua ca phe the gioi
Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê Trung Quốc, bà Lucy Fu, phát biểu tại Hội thảo "Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam". (Ảnh: Thanh Tùng)

Năm 2016, cả xuất khẩu và nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đều tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, xuất khẩu cà phê của Trung Quốc đạt 110,8 nghìn tấn với giá trị đạt 529 triệu USD, tăng vọt 88,76% về lượng và 153,11% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc theo đó vươn lên vị trí thứ 14 trong những nước xuất khẩu cà phê lớn của thế giới.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc phải chi 494 triệu USD để nhập khẩu 84,3 nghìn tấn cà phê, tương đương mức tăng 183,91% về giá trị và 89,87% về khối lượng so với năm trước. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ 28 thế giới nếu không tính Hong Kong, Đài Loan và Macau.

Xét về nhu cầu, trong 10 năm tính đến năm 2016, tăng trưởng tiêu thụ cà phê của Trung Quốc trung bình đạt 22,34%/năm, gấp 10 lần so với thế giới. Riêng năm 2016, Trung Quốc tiêu thụ 128,2 nghìn tấn, tăng 11,63% so với năm trước và trở thành nước tiêu thụ cà phê lớn thứ 12 thế giới nếu không bao gồm Hong Kong, Đài Loan và Macau.

Tổng tiêu thụ cà phê tại thị trường Trung Quốc mặc dù không lớn, nhưng nhu cầu xã hội lớn, có tốc độ tiêu thụ nhanh chóng và dân số lớn, sẽ đưa Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ cà phê lớn, bà Fu nhận định. Dự báo, Trung Quốc sẽ tiêu thụ hơn 200 nghìn tấn cà phê tới năm 2020 và 500 nghìn tấn vào năm 2030.

Ngành sản xuất cà phê của Trung Quốc đang gặp nhiều vấn đề lớn

Vấn đề lớn nhất là, giá cà phê hạt của Trung Quốc hiện vẫn thấp hơn thế giới.

Trong giai đoạn 2001 – 2006, giá cà phê của tỉnh Vân Nam chỉ ghi nhận trên 20 tệ/kg trong 3 năm. Đến năm 2016, giá cà phê bình quân đạt 16,48 tệ/kg, tăng 10,09% so với năm trước. Trong 4 tháng đầu năm nay, giá cà phê tại Trung Quốc trung bình đạt 18,99 tệ/kg, tăng 15,23% so với cùng kỳ năm ngoái.

trung quoc thi truong tieu thu tiem nang cua ca phe the gioi
Ngành cà phê Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng giá cả thấp hơn nhiều so với thế giới. (Ảnh minh họa)

Mặc dù tăng nhưng ngành cà phê Trung Quốc vẫn có lợi nhuận thấp. Giá cả thấp sẽ hạn chế việc mở rộng diện tích trồng cà phê, bà Fu cho biết.

Hiện nay, Vân Nam là tỉnh sản xuất arabica lớn nhất của Trung Quốc với tổng diện tích trồng từ năm 2011 – 2006 trung bình tăng 12,91%/năm. Tuy nhiên, diện tích trồng cà phê của tỉnh này bắt đầu xu hướng giảm từ năm 2015. Đến năm 2016, diện tích trồng cà phê của Vân Nam đạt khoảng 1,754 triệu mẫu, giảm 0,88% so với năm trước.

Tuy nhiên, nhìn chung, sản lượng cà phê của tỉnh Vân Nam vẫn xu hướng tăng trong giai đoạn 2001 – 2016, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 20,1%/năm. Riêng năm 2016, sản lượng cà phê Vân Nam đạt 158,4 nghìn tấn, tăng 13,87% so với năm trước và chiếm 98,8% sản lượng cả nước. Trong đó, xuất khẩu cà phê của toàn tỉnh đạt 85,9 nghìn tấn, kim ngạch đạt 292 triệu nhân dân tệ trong cùng kỳ, với châu Âu và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu cà phê chính.

Thanh Tùng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.