Trung Quốc thiếu nguồn cung khí đốt vì chính sách thay thế than đá
Trung Quốc đang cố hạn chết sử dụng than đá bẩn để tạo ra năng lượng và sưởi ấm, tuy nhiên quốc gia này lại đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn khí đốt tự nhiên. Ảnh: Getty Images |
Tình trạng này khiến một số người dân, chủ yếu là người nghèo và những người di cư tới thành phố, không thể sưởi ấm khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C.
Phát thải của Trung Quốc đã giảm trong những năm gần đây khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, ảnh hưởng tới nhiều công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng tại miền Bắc quốc gia này. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm nay đã khiến phát thải tăng trở lại, buộc chính phủ Trung Quốc phải đưa ra biện pháp giảm khí thải thải gấp 2 lần để kiểm soát tình trạng ô nhiễm từ việc sử dụng than đá.
Việc giảm than đá đã làm tăng nhu cầu đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và đẩy giá LNG tăng hơn 40% vào cuối tháng 11, so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với thời tiết chuyển lạnh vào tuần trước, việc thay thế than đá gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt tự nhiên tại Hà Bắc, một tỉnh công nghiệp bao quanh Bắc Kinh, và ảnh hưởng tới tận tỉnh Chiết Giang ở miền Nam Trung Quốc, trung tâm ngành công nghiệp ánh sáng của vùng châu thổ sông Dương Tử.
“Nguồn cung thật sự đang bị siết chặt”, ông Zhou Xizhou, Giám đốc quản lý khí đốt và năng lượng châu Á tại HIS Markit cho biết.
Theo các phương tiện truyền thông nhà nước, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã cảnh báo những công ty khí đốt địa phương phải tuận thủ mức giá tiêu chuẩn.
Ông Zhou cho biết chính phủ đã giải quyết việc kiểm soát những nguồn ô nhiễm lớn như nhà máy năng lượng, nhưng vướng phải vấn đề khó khăn hơn khi giải quyết việc sử dụng than đá của các doanh nghiệp nhỏ hơn và hộ gia đình. “Mùa đông này sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng nặng nề của các biện pháp kiểm soát than đá như thế nào. Và sau đó sẽ giúp chính quyền Bắc Kinh vạch ra phương án để giải quyết tình trạng này trong tương lai”, ông Zhou cho biết.
Một kế hoạch giải quyết môi nhiễm không khí tại miền Bắc Trung Quốc gồm việc di dời các khu công nghiệp từ những thành phố lớn tới vùng hẻo lánh hơn.
Những biện pháp khác liên quan đến việc yêu cầu các doanh nghiệp nhỏ thay thế máy móc chạy bằng than đá và sử dụng mạng lưới điện, còn các hộ gia đình chuyển sang sử dụng nhiệt khí đốt để sưởi ấm.
Chính Quyền Bắc Kinh đã cấm sử dụng than đóng viên chất lượng thấp để sưởi ấm tại gia đình để hạn chế ô nhiễm của thành phố, dù điều này ảnh hưởng tới những người di cư tới đây.
Sưởi ấm và các hoạt động khác của 1 hộ gia đình chiếm khoảng một nửa lượng than đá sử dụng tại Bắc Kinh và những vùng lân cận trong mùa đông, thời điểm ô nhiễm không khí thường tăng mạnh.
Những ngôi làng nằm trên núi bên ngoài Bắc Kinh đã cung cấp than đóng viên sạch hơn, nhưng tại những thành phố xung quanh, nhiều hộ dân phải chuyển sang sử dụng điện để sưởi ấm. Một số người dân nghèo di cư tại các khu ổ chuột ở bên ngoài thành phố còn phải sống không có nhiệt để sưởi ấm.
Dự báo nhu cầu khí đốt tại Trung Quốc gia tăng đã thúc đẩy nhiều dự án khí đốt tự nhiên mới của Siberia và mang lại hy vọng về việc bán LNG của Mỹ, dù giá khí đốt tại Đông Á vẫn quá thấp để giúp LNG của Mỹ cạnh tranh về chi phí. Trung Quốc hiện nhập khẩu khoảng một nửa lượng khí đốt đang sử dụng, một phần từ đường ống dẫn khí tại trung tâm châu Á và một phần từ dạng LNG.
Mặc dù vậy, trong ngắn hạn, tình trạng thiếu nguồn cung bắt nguồn từ nỗ lực đầy tham vọng của chính quyền Bắc Kinh trong việc thiết kế lại mô hình sử dụng năng lượng của phần lớn miền Bắc quốc gia này.
Đây không phải năm đầu tiên các mục tiêu của Bắc Kinh về cải thiện chất lượng môi trường đã tăng mạnh dù tăng trưởng kinh tế tốt hơn mong đợi. Năm 2010, các gia đình và bệnh viện tại Quanjiao, một trung tâm sản xuất phụ tùng ôtô dọc theo sông Dương Tử, đã rơi vào ‘bóng tối’ sau khi chính quyền địa phương hoảng loạn đã ngừng cung cấp điện cho toàn vùng để đạt các mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.