Trung Quốc khuấy động thị trường thép phế liệu
Trung Quốc đang đẩy sắt thép phế liệu số lượng lớn ra khắp các thị trường châu Á (ảnh minh họa) |
Trung Quốc hiện đang thắt chặt lệnh cấm thép chất lượng thấp làm từ phế liệu nung chảy. Và nước này đã xuất khẩu lượng thép phế liệu dư thừa đó ra nước ngoài, và khiến cho quốc gia đông dân nhất thế giới đang nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu phế liệu sắt thép chính.
Chiến dịch đóng cửa các lò sản xuất thép không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và chất lượng đã tạo ra khoảng 68 triệu tấn sắt phế liệu tồn kho ở Trung Quốc, Seiichi Hayashi, Giám đốc của Steel Recycling Research cho hay.
Việc xuất khẩu sắt thép phế liệu bắt đầu vào tháng 4 và đích đến là Việt Nam, một trong những thị trường nhập khẩu phế liệu sắt thép lớn nhất của Nhật.
Theo Nikkei, xuất khẩu sắt thép phế liệu của Trung Quốc tăng vọt đến 15.000 tấn trong tháng 4 so với mức trung bình hàng tháng là 240 tấn trong quý đầu tiên của năm 2017. Sau đó, con số này tăng vọt lên 80.000 tấn vào tháng 5 và 510.000 tấn trong tháng 9. Mức xuất khẩu phế liệu sắt thép trung bình hằng tháng của Nhật Bản là 680.000 tấn trong 10 tháng đầu năm.
Quan ngại về sự tràn lan của sắt thép phế liệu Trung Quốc khiến giá mặt hàng này tại Nhật giảm xuống. Nhưng Bắc Kinh xem sắt thép phế liệu là một nguồn tài nguyên quan trọng và đã áp thuế xuất khẩu tới 40% cho mặt hàng này. Và đa số các doanh nghiệp tại Nhật Bản cũng không hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng của sắt thép phế liệu của Trung Quốc.
Theo Nikkei, nỗi lo của Nhật đến từ thị trường nước ngoài. Các thị trường châu Á khác thể hiện thái độ khác. Trong tháng 9, Trung Quốc đã xuất khẩu 68.000 tấn sắt thép phế liệu sang Việt Nam. Trong khi đó, Nhật Bản đã xuất khẩu 129.000 tấn sắt thép phế liệu vào Việt Nam trong cùng tháng 9 vừa qua.
Nikkei cho rằng con số này là một hồi chuông báo động cho ngành công nghiệp Nhật Bản vì hàng tháng xuất khẩu sắt thép phế liệu của Trung Quốc sang Việt Nam chỉ là dưới 10.000 tấn đến tháng 5 và 20.000 tấn vào tháng 6.
Khác với Nhật Bản, Trung Quốc có thể xuất khẩu sang Việt Nam thông qua đường bộ, đây là một lợi thế. "Các đơn hàng mua thép phế liệu của Nhật Bản từ Việt Nam đang giảm." Rõ ràng xuất khẩu của Trung Quốc đang khuấy động các thị trường châu Á., Aizawa nói.
Việt Nam nhập khẩu thép phế liệu từ những nước nào?
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, nhập khẩu sắt thép phế liệu của Việt Nam chủ yếu đến từ 4 quốc gia và vũng lãnh thổ như Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc và Singapore, trong đó Nhật Bản là nước xuất khẩu nhiều sắt thép phế liệu nhất vào Việt Nam.
Nguồn: Tổng cục Hải quan |
Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, phần công bố các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc không có sắt thép phế liệu. Nikkei cho biết ở trên, trong tháng 10, Nhật Bản đã xuất khẩu 129.000 tấn sắt thép phế liệu vào Việt Nam, nhưng số liệu Việt Nam thống kê chỉ là 78.800 tấn.
Nguồn: Tổng cục Hải quan |
Theo các chuyên gia, việc Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu sắt thép phế liệu là vì nhiều nhà máy luyện sắt thép trong nước sử dụng công nghệ cũ vẫn sử dụng sắt thép phế liệu làm thành phần chính để luyện gang, thép. Điều này giúp tiết kiệm chi phí so với sản xuất thép từ quá trình luyện cốc và từ phôi thép.
Tuy nhiên, chỉ khoảng 60 -70% phế liệu cho ra sản phẩm sắt thép, còn lại là tạp phẩm và sẽ bị loại bỏ trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, chỉ có thép xây dựng mới có thể được tận dụng tối đa để luyện gang, thép, sắt thép lẫn trong máy móc hay thiết bị đều cần phải có thời gian tháo dỡ, và có thể gây ô nhiễm môi trường.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/