|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc điều tra chống bán phá giá đối với thịt gà nhập khẩu từ Brazil

11:50 | 19/08/2017
Chia sẻ
Theo Reuters, hôm thứ Sáu (18/8) Trung Quốc bắt đầu cuộc điều ra chống bán phá giá đối với thịt gà nhập khẩu từ Brazil sau khi ngành chăn nuôi trong nước kiện Brazil bán thịt gà với giá thấp hơn giá thị trường.
trung quoc dieu tra chong ban pha gia doi voi thit ga nhap khau tu brazil
Thịt gà nhập khẩu từ Brazil (Ảnh: Alibaba).

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong giai đoạn từ 2013 – 2016, Brazil là nước cung cấp thịt gà lớn nhất cho Trung Quốc, với hơn 50% thị phần nhập khẩu của nước này.

Mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 1 tỉ USD thịt gà từ Brazil. Theo số liệu hải quan Trung Quốc, năm 2016 nước này đã nhập khẩu khoảng 600.000 tấn thịt gà đông lạnh từ Brazil, có trị giá khoảng 1,23 tỉ USD, chiếm 80% lượng gà đông lạnh nhập khẩu của Trung Quốc.

Do vậy, bất kỳ một hành động trừng phạt nào từ phía Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới ngành công nghiệp thịt của Brazil.

Trong khi đó, ông Francisco Turra, Chủ tịch hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thịt của Brazil (ABPA) nói với Reuters hôm thứ Sáu (18/8), ông phủ nhận việc bán các sản phẩm thịt thấp hơn giá thị trường tại Trung Quốc.

“Hàng của chúng tôi có giá rất cạnh tranh và gây khó khăn cho các nhà sản xuất ở Trung Quốc. Các đơn kiện là bình thường và chúng tôi có chứng cứ để tự bảo vệ mình”, ông Turra nói và cho biết thêm, nhập khẩu thịt gà của Trung Quốc đã tăng mạnh kể từ khi nước này mở cửa cho thịt gia cầm của Brazil vào năm 2009.

Trước đây, Brazil cũng đối mặt với các vụ kiện tương tự từ Nam Phi và Ukraine. Nhưng cuối cùng chúng tôi đều giành chiến thắng, ông Turra cho biết.

Brazil đã thay thế Mỹ để trở thành nước cung cấp thịt gà lớn nhất sau khi Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với thịt gà nhập khẩu từ Mỹ vào năm 2010. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ lớn nhất đối với các sản phẩm thịt của Brazil.

Các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh như KFC, McDonalds đang phát triển rất nhanh tại Trung Quốc. Do vậy nước này phải nhập khẩu nhiều thịt gà lông trắng để đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, gà lông vàng, loại được nuôi nhiều tại Trung Quốc chủ yếu được bán phục vụ nhu cầu của các bà nội trợ.

Ngành chăn nuôi gia cầm tại Trung Quốc rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều năm bởi dịch cúm gia cầm bùng phát hồi đầu năm. Nhưng nay, ngành này đã phục hồi trở lại. Các công ty trong nước bị canh tranh bởi hàng ngoại nhập, do vậy họ đã thúc giục chính phủ điều tra chống bán phá giá đối với thịt gà nhập khẩu từ Brazil.

“Đây là một tin vui đối với ngành chăn nuôi gà Trung Quốc. Từ nửa cuối năm 2016, thị trường thịt gà đã trở lên khó khăn hơn. Brazil đã bán rất nhiều thịt gà vào nước tôi với giá rẻ, trong khi nguồn cung trong nước dư thừa”, chủ một trang trại gà tại miền Bắc Trung Quốc cho biết.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, nhu cầu và sản lượng thịt gà của Trung Quốc trong năm 2017 sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006. Dịch cúm gia cầm hồi đầu năm khiến đàn gà ông bà giảm đáng kể. Điều đó làm cho nguồn cung trong nước giảm mạnh.

Hiện nay, giá thịt gà tại Trung Quốc đã phục hồi đáng kể so với hồi đầu năm. Tuy nhiên, giá thịt gà nhập khẩu từ Brazil vẫn rẻ hơn so với thịt gà trong nước. Điều đó gây khó khăn cho ngành chăn nuôi nội địa, các nhà phân tích cho biết.

Hơn nữa, bất kỳ sự hạn chế nào đối với thịt gà nhập khẩu cũng sẽ đẩy giá tại thị trường nội địa đi lên. Theo số liệu của Chính phủ Trung Quốc, hiện nay giá thịt gà đang bán ở mức 14 NDT/kg (2,1 USD/kg), thấp hơn 1/3 so với giá thịt lợn, và thấp hơn khoảng 70% so với giá thịt bò, cừu. Do vậy, tiềm năng tăng giá thịt gà là khá cao.

Cách đây vài tháng, Trung Quốc cũng áp thuế nhập khẩu rất cao đối với đường nhập khẩu từ Brazil và Thái Lan nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.

Việt Anh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.