|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc công bố kế hoạch hình thành thị trường thương mại carbon lớn nhất thế giới

20:00 | 19/12/2017
Chia sẻ
Trung Quốc công bố kế hoạch cho một thị trường carbon quốc gia, tạo ra hệ thống thương mại lớn nhất thế giới cho khí thải gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.
trung quoc cong bo ke hoach hinh thanh thi truong thuong mai carbon lon nhat the gioi

Phó Chủ tịch Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC), ông Zhang Yong, hôm thứ Ba (19/12) phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng, thị trường ban đầu sẽ chỉ liên quan đến một ngành duy nhất là năng lượng. Trong khi, kế hoạch bị thu hồi trước đó gồm tám ngành, thị trường Trung Quốc vẫn sẽ lớn hơn hệ thống của Liên minh châu Âu (EU), gồm 1.700 công ty và khoảng 3 tỷ tấn khí thải. Ông Zhang đã không cho biết chi tiết về thời điểm bắt đầu giao dịch.

Trung Quốc, nơi thải ra lượng khí carbon lớn nhất thế giới, muốn sử dụng một hệ thống dựa trên thị trường để giúp hạn chế lượng khí thải vào khoảng năm 2030. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng đang đặt cược lớn vào các dự án năng lượng sạch để đạt được mục tiêu thu được 20% năng lượng từ các nguồn khác nhiên liệu hóa thạch cũng vào thời điểm đó.

trung quoc cong bo ke hoach hinh thanh thi truong thuong mai carbon lon nhat the gioi

Trong một bản tuyên bố, nguyên Phó Tổng thống Mỹ Al Gore, người đã từng nỗ lực để giảm việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch, cho biết, việc giới thiệu về hoạt động kinh doanh carbon ở Trung Quốc là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy cuộc cách mạng bền vững toàn cầu đang được tiến hành.

"Với quốc gia ô nhiễm hàng đầu thế giới ban hanh các chính sách hỗ trợ Hiệp định Paris và chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, rõ ràng chúng ta đang ở giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng khí hậu, ông Gore cho biết.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đã thu hút khoảng 200 quốc gia, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, kêu gọi hạn chế phát thải nguyên liệu hóa thách trên toàn thế giới. Mục đích là nhằm giúp đạt được mục tiêu của Liên Hiệp Quốc trong việc giữ mức ấm lên toàn cầu thấp hơn 2 độ C (tương đương 3,6 độ Fahrenheit). Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kéo Mỹ ra khỏi hiệp định và đang theo đuổi chính sách khuyến khích đốt thêm than đá.

Sự khó khăn của EU Hệ thống của Trung Quốc sẽ áp dụng quy tắc giới hạn và giao dịch, trong đó các công ty gây ô nhiễm lớn nhất mua phần khí phải được phép xả từ những công ty không tạo ra quá nhiều khí thải, và các công ty được khuyến khích giảm phát thải để họ có thể bán những phần được phân bổ nhưng không sử dụng đến.

Theo NDRC, các công ty thải hơn 26.000 tấn carbon mỗi năm sẽ được đưa vào thị trường này, mặc dù ngưỡng khí thải có thể bị hạ xuống.

Trung Quốc đang đẩy mạnh kế hoạch kinh doanh vì các chiến lược tương tự ở Liên minh châu Âu và các nơi khác đều rơi vào khó khăn. EU là nơi đầu tiên yêu cầu giấy phép carbon trong năm 2005 chỉ để thấy sự sụt giảm về giá, một phần vì các nước tham gia đã dành quá nhiều khoản trợ cấp miễn phí.

Australia gỡ bỏ thuế carbon vào năm 2014 và hủy bỏ kế hoạch kinh doanh giấy phép sau khi các biện pháp này bị đổ lỗi là nguyên nhân dẫn tới việc phá huỷ công ăn việc làm. Tuy nhiên, thị trường carbon dưới nhiều hình thức khác nhau đang có mặt tại California, New Zealand và Hàn Quốc, nơi họ đang cố học hỏi từ những sai lầm của những quốc gia khác.

Trung Quốc đã chạy các chương trình thí điểm từ năm 2013 tại một số vùng, nơi giá trị giao dịch tính đến tháng 9 là 4,5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 680 triệu USD), ông Li Gao, một quan chức của cục thay đổi khí hậu tại NDRC, phát biểu trong một cuộc họp báo vào tháng 10. Cơ quan này cho biết các công ty đủ điều kiện cho hệ thống quốc gia sẽ ngừng tham gia vào các dự án thí điểm.

Theo gần một nửa trong số 260 người tham gia khảo sát do Diễn đàn Carbon Trung Quốc, công ty ICF International và SinoCarbon Innovation & Investment thực hiện vào tháng 3 và tháng 7, thị trường carbon dự kiến ​​sẽ có đầy đủ các chức năng vào năm 2020. 40% dự đoán rằng điều đó sẽ xảy ra trong giai đoạn 2021 - 2025.

Theo kết quả cuộc khảo sát, mức giá carbon trung bình được dự báo là 74 nhân dân tệ/tấn trong năm 2020, gần gấp đôi so với mức 38 nhân dân tệ ước tính vào năm 2017. Đến năm 2025, giá có thể tăng lên 108 nhân dân tệ/tấn.

Lyly Cao

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.