|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trump ký sắc lệnh hủy bỏ chính sách Năng lượng sạch của Obama

09:29 | 29/03/2017
Chia sẻ
Sắc lệnh này sẽ là điềm lành với các công ty khai thác than, dầu mỏ nhưng là điềm xấu với sự nghiệp chống biến đổi khí hậu toàn cầu. 
trump ky sac lenh huy bo chinh sach nang luong sach cua obama
Tổng thống Donald Trump giữ sắc lệnh "Tự do Năng lượng", loại bỏ các quy định chống biến đổi khí hậu từ thời Obama tại trụ sở Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) tại Washington, Mỹ ngày 28/3/2017. Ảnh: Reuters

Đêm qua theo giờ Việt Nam, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh đảo ngược các quy định chống biến đổi khí hậu có từ thời Obama. Như vậy, Trump đã thực hiện cam kết khi còn tranh cử Tổng thống rằng sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp than đá, đồng thời sẽ xem xét lại vai trò của nước Mỹ trong các hiệp ước chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Với sự cổ vũ của giới khai thác mỏ và các công ty than đá, Trump ký và giơ cao sắc lệnh "Tự do Năng lượng" tại trụ sở chính của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA).

Động thái của Trump ngay lập tức nhận sự phản đối từ 23 bang cùng nhiều nhóm vận động môi trường. Họ cho rằng sắc lệnh là sự đe dọa với sức khỏe công chúng. Nhiều nhóm thề rằng sẽ chiến đấu chống lại sắc lệnh trước tòa.

Đối tượng chính của sắc lệnh là chương trình Năng lượng sạch của cựu Tổng thống Barack Obama, vốn yêu cầu các bang phải giảm khí thải carbon từ các nhà máy năng lượng. Đây là điều kiện then chốt để Mỹ giữ cam kết với Hiệp ước chống biến đổi khí hậu dưới sự đồng thuận của gần 200 quốc gia tại Paris vào năm 2015, hay còn gọi là Hiệp ước Paris.

Sắc lệnh của Trump cũng dỡ bỏ lệnh cấm đối với khai thác than tại các khu đất liên bang, hủy bỏ quy định giảm khí thải metan từ hoạt động khai thác dầu mỏ và khí gas, nới lỏng quy định về khí thải carbon và giảm quy định về cấp phép cơ sở hạ tầng trong ngành. Theo các nhà khoa học, CO2 và khí metan là hai nhân tố chính gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.

"Tôi đang có một quyết định lịch sử dỡ bỏ những giới hạn trong ngành năng lượng Mỹ, hủy bỏ những quy định mang tính giết chết việc làm", Trump phát biểu tại trụ sở EPA sau khi ký sắc lệnh.

Trong căn phòng đầy chật các đại biểu đến từ ngành khai thác quặng, ngành khai thác nhiên liệu hóa thạch nói chung, những tiếng vỗ tay không ngừng vang lên khi Trump nói. Giá cổ phiếu các công ty than đá tăng lên sau lễ ký.

Ngược lại, các nhà hoạt động môi trường chỉ trích nặng nề sắc lệnh mới của Trump, khẳng định đây là điều nguy hiểm, đi ngược lại xu hướng năng lượng sạch trên thế giới. Một liên minh của các bang thuộc phe Dân chủ cùng nhiều chính quyền địa phương đã cho ra một văn bản chung ngay sau đó, khẳng định họ sẽ phản đối sắc lệnh ở cấp tòa án. Trong liên minh có những bang như California, Massachusetts, Virginia và các thành phố như Chicago, Philadelphia, Boulder, Colorado.

Sắc lệnh của Trump cho phép EPA kích hoạt quá trình chính thức để đảo ngược Chương trình Năng lượng sạch của Barack Obama. Dù được cựu Tổng thống Obama cho ra mắt từ năm 2014, thực tế Chương trình này chưa bao giờ được áp dụng vì còn nhiều rào cản pháp lý từ các bang do phe Cộng hòa chiếm đa số.

Chương trình Năng lượng Sạch yêu cầu các bang cắt giảm tổng cộng 32% lượng khí thải carbon từ các nhà máy năng lượng đến năm 2030, sao cho mức khí thải khi đó ngang bằng với năm 2005.

Dù chương trình Năng lượng Sạch của Obama chưa bao giờ được áp dụng chính thức, 85% các bang đang trên đà tiến tới việc đạt được mục tiêu này, theo lời giám đốc Hiệp hội các nhà Năng lượng sạch Quốc gia.

Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu không được nhắc đến

Mục tiêu của Tổng thống Trump là giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào nguồn dầu lửa nước ngoài. Cho đến nay, nước Mỹ vẫn đang nhập khẩu khoảng 7,9 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, con số tương đương nhu cầu của Nhật Bản và Ấn Độ cộng lại.

Đa số các nhà khoa học trên thế giới hiện tin rằng các hoạt động khai thác và sử dụng than đá, dầu mỏ của con người là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác.

Tuy vậy, Trump và một số thành viên Nội các công khai tỏ ra nghi ngờ về biến đổi khí hậu. Khi còn tranh cử, Trump từng cam kết sẽ rút nước Mỹ khỏi Hiệp ước chống biến đổi khí hậu Paris 2015, với lý do Hiệp ước gây hại cho các doanh nghiệp Mỹ.

Vân Vũ

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.