|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tranh chấp bảo hiểm xử 10 năm chưa xong

20:41 | 17/07/2018
Chia sẻ
Cùng với tốc độ tăng trưởng về doanh thu bảo hiểm, tranh chấp bảo hiểm diễn ra ngày càng phức tạp và kéo dài, có những vụ việc xử lý 10 năm chưa xong.
tranh chap bao hiem xu 10 nam chua xong 6 tháng đầu năm, tổng tài sản toàn thị trường bảo hiểm đạt 336.997 tỷ đồng
tranh chap bao hiem xu 10 nam chua xong

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương án khả thi mà các doanh nghiệp đề xuất

Tại hội thảo: “Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải - Phương án khả thi cho doanh nghiệp bảo hiểm" diễn ra ngày 17-7, bà Phạm Thanh Hải, Trưởng ban bán chuyên trách, Pháp chế phi nhân thọ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho hay, thị trường bảo hiểm trong năm 2018 đã có nhiều bước phát triển rõ rệt, tăng trưởng về nhiều mặt trên toàn thị trường, ở cả hai mảng chính là nhân thọ và phi nhân thọ, doanh thu ở mức cao và trở thành một ngành nghề kinh doanh hấp dẫn.

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục tăng trưởng bền vững, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 40.500 tỉ đồng trong năm 2017, tăng 10,61% so với năm trước.

Bên cạnh sự phát triển của thị trường bảo hiểm, ngày càng xuất hiện các vụ tranh chấp bảo hiểm phức tạp và kéo dài. “Thời gian giải quyết mỗi vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm mất từ 3 đến 5 năm, có những vụ việc kéo dài hơn 10 năm vẫn chưa kết thúc được”, bà Hải nói.

Bà Trương Thanh Thủy, Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho hay, các vấn đề pháp lý thường có tranh cãi trong các vụ tranh chấp bảo hiểm bao gồm các trường hợp: Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm; Giải thích hợp đồng bảo hiểm; Giám định nguyên nhân và mức độ tổn thất; Xác định sự kiện bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm.

Các biện pháp giải quyết tranh chấp bảo hiểm gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.

Trong đó, theo bà Thủy, giải quyết tranh chấp tại trọng tài có các ưu điểm như thủ tục nộp đơn khởi kiện đơn giản, thuận tiện; Phán quyết chỉ có các bên trong phiên họp được biết (bảo mật thông tin); Không mất thời gian, không mất cơ hội kinh doanh với khách hàng và giữ được chữ tín.

Theo bà Hải, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương pháp ngày càng phổ biến trong nền kinh tế thị trường và được các nhà kinh doanh ưa chuộng. Tuy nhiên, việc thực hiện biện pháp trọng tài trong thời gian qua gặp một số khó khăn.

Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, trọng tài thiếu các thiết chế hỗ trợ đi kèm và không có đầy đủ các quyền năng như tòa án nên trong quá trình xét xử, trong một số thủ tục liên quan, trọng tài không thể tự mình mà cần phải thông qua tòa án thực hiện.

Việc thực thi các kết quả đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài phần lớn phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của các bên liên quan. Do đó, các đại biểu kiến nghị cần có một cơ chế pháp lý vững chắc để đảm bảo thi hành các quyết định của trọng tài.

Xem thêm

Thuỳ Dung

NHNN bơm gần 25.000 tỷ qua kênh OMO, lãi suất lên cao nhất trong gần một năm
Ngày 22/5, NHNN đã có động thái nâng lãi suất cho vay qua kênh OMO lên 4,5%/năm. Đây có thể là động thái tiếp theo của nhà điều hành nhằm đẩy lãi suất thị trường 2, giúp giảm áp lực tỷ giá.