|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TPP-11 sẽ nhóm họp tại Nhật Bản, FTA với EU tách làm hai

10:38 | 12/01/2018
Chia sẻ
11 thành viên của TPP-11 dự kiến sẽ nhóm họp tại Nhật Bản để xử lý các vấn đề còn chưa được đồng thuận trong khi đó EVFTA sẽ tách làm đôi.
tpp 11 se nhom hop tai nhat ban fta voi eu tach lam hai

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng cần phải tăng cường phối hợp hơn nữa trong Ban chỉ đạo liên ngành để mang lại hiệu quả cao trong hội nhập. Ảnh: N.An.

Thông tin này được Trưởng đoàn đàm phán TPP Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đưa ra tại p

hiên họp của Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế lần thứ nhất năm 2018 diễn ra vào ngày 11-1.

Ông Khánh cho biết, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngay trong tháng

1 này, cấp kỹ thuật trưởng đoàn đàm phán các nước tham gia sẽ nhóm họp để bàn thảo.

Dự kiến, cuộc họp có thể diễn ra tại Nhật Bản, sẽ tiếp tục xử lý các vấn đề chưa đạt được đồng thuận cũng như tiến hành rà soát pháp lý để sớm kết thúc đàm phán.

Một hiệp định quan trọng khác là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), theo ông Khánh, đã cơ bản hoàn tất rà soát pháp lý, chỉ còn một số nội dung liên quan đến phê chuẩn thẩm quyền các FTA.

Do đó, để sớm ký kết và đưa vào thực thi, theo ông Khánh, EU đề xuất tách riêng nội dung về bảo hộ đầu tư thành một hiệp định riêng được, được gọi là Hiệp định bảo hộ đầu tư.

Nội dung hiệp định mới này bao gồm bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư, sẽ được phê chuẩn của Nghị viện châu Âu và Nghị viện các nước thành viên.

Riêng về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết đã trải qua 20 phiên chính thức, song vẫn còn khoảng cách tương đối lớn giữa các lĩnh vực.

Tuy nhiên, các bên tái khẳng định quyết tâm tạo dựng Hiệp định toàn diện, nỗ lực đàm phán để rút ngắn khoảng cách về trình độ và dự kiến năm 2018 cũng sẽ kết thúc toàn diện.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, để đạt được hiệu quả từ hội nhập và tận dụng được cơ hội mang lại, cần tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành, nâng cao trách nhiệm của các bộ ngành, doanh nghiệp và hiệp hội.

Ông Huệ nhấn mạnh rằng muốn hội nhập thành công thì phải hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý, các quy định liên quan đến lao động, tích hợp các dòng thuế… cũng như tiếp tục mở rộng thị trường, tham vấn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về hội nhập giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận…

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, đến nay Việt Nam đã phê chuẩn 10 FTA song phương và đa phương.

Trong số đó, Việt Nam đã cơ bản kết thúc đàm phán FTA với EU, cùng ASEAN ký FTA với Hồng Kông vào tháng 11/2017 và đang tiếp tục đàm phán RCEP, CPTPP và các hiệp định song phương với Israel và Cu Ba.

Khoảng 60 nền kinh tế đã và đang đàm phán các FTA với Việt Nam, bao gồm các đối tác thương mại chủ chốt nắm giữ khoảng 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam.

tpp 11 se nhom hop tai nhat ban fta voi eu tach lam hai

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngọc An

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.