TPHCM còn 1,7 triệu người chưa có BHYT
Người dân chờ khám BHYT tại một bệnh viện quận tại TPHCM. Ảnh H.N |
Số người chưa mua BHYT bao gồm 220.000 người lao động có hợp đồng trên 3 tháng, 230.000 sinh viên, học sinh.
Nhiều người dân ở TPHCM chưa mua BHYT hộ gia đình do họ sống và làm việc ở nơi khác, nếu mua BHYT cùng với gia đình đến khi cần khám, chữa bệnh họ sẽ phải trở về địa phương. Hoặc những người thuê nhà sống ở TPHCM muốn có BHYT phải thuyết phục được tất cả các thành viên cùng nhà trọ cùng đăng ký mua. Điều này rất khó khăn bởi không phải người lao động nào ở trọ cũng đều đủ điều kiện mua BHYT hay có cùng vấn đề quan tâm giống nhau.
Hơn nữa, mặc dù đã có chính sách từ người thứ hai trong hộ gia đình mua BHYT sẽ được giảm dần nhưng nhiều người lao động vẫn còn đắn đo do thu nhập còn thấp. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính khiến nhiều gia đình chưa mặn mà với BHYT hộ gia đình.
Tính đến hết tháng 5-2017, TPHCM có gần 6,57 triệu người tham gia BHYT, tương đương 79,2% dân số thành phố. Để đạt được kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (80,7%), từ nay đến cuối năm thành phố phải có thêm 123.350 người tham gia bảo hiểm y tế.
Ông Sang cho hay, từ đầu năm 2017 đến nay, tại TPHCM có gần 6,6 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, với tổng chi phí được quỹ bảo hiểm y tế chi trả hơn 4.600 tỉ đồng.
5 bệnh viện tại TPHCM tăng viện phí với người chưa có thẻ BHYTBắt đầu từ ngày 20-6, đã có 53 bệnh viện hạng đặc biệt, chuyên khoa, bệnh viện hạng 1 thuộc Hà Nội, TPHCM và một số bệnh viện thuộc các trường đại học y dược chính thức điều chỉnh tăng viện phí với bệnh nhân không có thẻ BHYT. Trong số này có 5 bệnh viện tại TPHCM. Các bệnh viện đã tăng viện phí tại TPHCM với người không có thẻ BHYT từ ngày 20-6 bao gồm Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Trung ương TPHCM, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện quân y 175 – Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân y 7A – Quân khu 7. Trong 53 bệnh viện tăng viện phí, đa phần là những bệnh viện lớn, bệnh viện thuộc bộ/ngành, trung ương: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Tai – mũi – họng Trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học Trung ương, Bệnh viện K.... Đối với các bệnh viện tại địa phương, thời điểm áp giá viện phí mới sẽ do Hội đồng nhân dân của địa phương quy định và các địa phương có thể quy định giá mới bằng hoặc thấp hơn mức giá tối đa. Theo lộ trình, từ nay đến hết năm 2017 giá viện phí mới với người không BHYT sẽ được áp dụng trên toàn quốc. Theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), khi áp thông tư này, giá khám bệnh hơn 1.900 dịch vụ y tế với người không có thẻ BHYT sẽ ngang bằng với giá khám BHYT. Theo đó, giá khám bệnh của bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng 1 là 39.000 đồng; bệnh viện hạng 2 là 35.000 đồng, bệnh viện hạng 3 là 31.000 đồng, hạng 4 và trạm y tế xã là 29.000 đồng. Theo lộ trình, có 30 tỉnh, thành thực hiện tăng viện phí với người chưa có thẻ BHYT vào tháng 8-2017, 15 tỉnh thực hiện vào tháng 10-2017 và 18 tỉnh thực hiện vào tháng 12-2017. Các bệnh viện trực thuộc TPHCM sẽ thực hiện tăng viện phí với người chưa có thẻ BHYT vào tháng 10-2017. Hiện cả nước hiện còn gần 20% dân số chưa tham gia BHYT. |
Thu bảo hiểm theo mức lương cơ sở mới từ 1/7
Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn để tính mức đóng BHXH tự nguyện từ ngày 1/7/2017 cao nhất là ... |
Những thay đổi về chính sách bảo hiểm từ tháng 6/2017
Từ tháng 6/2017, một số chính sách về BHXH, BHYT sẽ có sự điều chỉnh, đó là mức đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao ... |
Phát sốt trước chi tiêu của Bảo hiểm Xã hội
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam chi 6.533 tỷ đồng quản lý bộ máy, riêng tuyên truyền gần 300 tỷ đồng trong năm 2015. ... |