|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

TP HCM: Đất vàng bỏ hoang, đại gia nghìn tỷ của khu đô thị An Phú An Khánh bị tố

20:38 | 20/10/2017
Chia sẻ
4 Lô đất CC07-1, CC06-2, CC06-1, E5 nằm trong quy hoạch của dự án 131ha Khu đô thị An Phú An Khánh quận 2 bị bỏ hoang từ nhiều năm nay. Các công ty liên quan cùng đồng loạt kêu cứu vì đã đầu tư 20 năm qua nhưng bị Công ty HDTC đề nghị thanh lý hợp đồng và không được hoàn thành thủ tục chuyển nhượng đất.
tphcm dat vang bo hoang dai gia nghin ty cua khu do thi an phu an khanh bi to
TP HCM: Đất vàng bỏ hoang, đại gia nghìn tỷ của khu đô thị An Phú An Khánh bị tố.

Doanh nghiệp đồng loạt kêu cứu

Tòa soạn phapluatplus nhận được đơn kêu cứu của 3 doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Địa ốc 8 (Cty Địa ốc 8), Công ty Cổ phần Đầu tư và Địa ốc Sài Gòn Chợ Lớn (cty địa ốc Sài Gòn Chợ Lớn), và Công ty TNHH Tân Long (Cty Tân Long) là những đơn vị có các hợp đồng hợp tác đầu tư, mua bán nhiều lô đất với Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh Doanh Nhà (Cty HDTC) - Chủ đầu tư chính của dự án 131ha KĐT An Phú An Khánh Quận 2. Các doanh nghiệp tố Cty HDTC bội tín vì không thực hiện sang tên và chuyển nhượng GCNQSDĐ cho các doanh nghiệp này.

Theo ông Trần Thế Truyền đại diện cho Cty Địa ốc 8 cho biết: chúng tôi là 3 đơn vị có các giao dịch ở các lô đất trên, những giao dịch này: Từ năm 1999 Cty HDTC trực thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV bao gồm nhiều thành viên được nhà nước phê duyệt dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo quyết định số 1042/QĐ-TTg và giao đất theo quyết định số 783/QĐ-TTG cùng ngày 13/08/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ.

Tại thời điểm này, Cty HDTC không đủ nguồn lực tài chính để thực hiện dự án nên kêu gọi 11 doanh nghiệp khác cùng góp vốn, trong đó có 10 doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn và một doanh nghiệp ngoài cùng tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế số 999/ HĐ.APAK ngày 10/09/1999.

3 doanh nghiệp gồm: Cty Địa ốc 8, Cty Địa ốc Sài Gòn Chợ Lớn, Cty Tân Long là 3 thành viên góp vốn ban đầu góp phần hình thành nên dự án 131 ha KĐT An Phú An Khánh.

Ngày 5/10/2001, Chính Phủ ban hành Nghị định số 71/2001/NĐ-CP về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê. Theo đó, để kêu gọi doanh nghiệp đẩy nhanh sự phát triển cơ sở hạ tầng, tăng nhanh tiến độ thi công các công trình chung cư cao tầng, Chính Phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thi công xây dựng nên không tính tiền giá đất. Do đó, từ năm 2003, phần việc giải tỏa mặt bằng, đền bù cho dân do Cty HDTC thực hiện.

Sau đó, tất cả các thành viên góp vốn ban đầu được quyền mua lại đất nền của dự án để xây dựng chung cư với mức giá ưu đãi 1.450.000 đồng/m2 cho các khoản như giải phóng mặt bằng và tiền đền bù đất.

Do phân chia đất theo hình thức bốc thăm, những doanh nghiệp thành viên khác đã bốc vào những lô đất trống là lô đất đã được giải tỏa, những đơn vị này được chuyển nhượng QSDĐ và đã bàn giao đất ngay sau đó. Họ đã bắt tay vào việc xây dựng dự án của mình.

tphcm dat vang bo hoang dai gia nghin ty cua khu do thi an phu an khanh bi to

Khu đất vàng thuộc dự án An Phú An Khánh bị bỏ hoang phí từ nhiều năm nay.

Giữa Cty HDTC và 3 đơn vị là: Cty Địa ốc 8, Cty địa ốc Sài Gòn Chợ Lớn, Cty Tân Long, tiến hành thực hiện hợp đồng chuyển nhượng 4 phần đất, theo đó:

Cty Địa ốc 8 ký hợp đồng số 1860/05/HĐCN ngày 3/11/2005 đối với lô B33 (diện tích 3.569m2).

Cty địa ốc Sài Gòn Chợ Lớn ký hợp đồng số 1861/HĐCN ngày 1/12/2005 đối với lô D9 (diện tích 3.603m2).

Cty Tân Long ký 2 hợp đồng là hợp đồng số 1753/2003/HĐAE-KD ký ngày 7/10/2003 đối với lô E (diện tích 5.494m2) Và hợp đồng số 1866/06/HĐCNĐCC ký ngày 8/9/2006 đối với lô D7 (diện tích 3.459m2).

Trong điều khoản hợp đồng đều nêu rõ, Cty HDTC phải thực hiện việc giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa và thi công phần đường xá, điện. Còn phía 3 công ty trên có trách nhiệm thanh toán tiền theo tiến độ.

Tuy nhiên, Theo ông Trần Thế Truyền thì dù các doanh nghiệp trên đã đóng trước 20% tiền cọc nhưng Cty HDTC lại không thực hiện việc đền bù, giải tỏa dứt điểm, dẫn đến kéo dài thời gian bàn giao, thi công dự án. Vì vậy, để bù lại, từ năm 2012, cả 3 công ty trên đều được ký phụ lục hợp đồng với vị trí đất thay đổi, diện tích đất thay đổi và phải bù tiền chênh lệch tương ứng với phần diện tích đất thêm với giá thành tại thời điểm ký phụ lục.

Ngày 01/12/2013, Cty Địa ốc 8 ký phụ lục hợp đồng số 1860A để thay đổi từ lô B33 sang lô CC07-1 với diện tích 4.920 m2. Tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là hơn 57,075 tỷ đồng. Cty Địa ốc 8 đã thanh toán 100% số tiền đất cho Công ty HDTC.

Ngày 29/10/2012, Cty địa ốc Sài Gòn Chợ Lớn ký phụ lục hợp đồng số 1861A để thay đổi từ lô D9 sang lô đất CC60-2 với diện tích 5.719 m2. Tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ hơn 70,364 tỷ đồng. Cty Sài Gòn Chợ Lớn đã thanh toán cho HDTC số tiền hơn 56,291 tỷ đồng tương đương với 78% số tiền đất cho HDTC

Còn phía Công ty Tân Long thì 2 lô đất D7 và E được đổi thành Lô CC06-1 và E5 thuộc các hợp đồng số 1866/06/HĐCNĐCC, 1753/2003/ HSSAPE- KD, 2 hợp đồng trên có tổng giá trị 18 tỷ đồng bên phía Tân Long đã thanh toán hơn 5 tỷ đồng. Theo phía đại diện của Cty Tân Long thì Vì Cty HDTC chậm bàn giao mặt bằng đất nên việc thanh toán của Công ty Tân Long bị chậm lại.

“Đất vàng” lên giá lại bị thanh lý bởi đại gia nghìn tỷ

Đầu năm 2016 các lô đất trên đã được Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Cty HDTC không chịu bàn giao cho các đơn vị nhận chuyển nhượng.

Cũng đầu năm 2016, theo chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước, Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà đã tiến hành cổ phần hóa và bán cổ phiếu cho Ông Đinh Trường Chinh (chồng cũ của Hoa Hậu Diễm Hương) với tổng số tiền hơn 1.500 tỷ (chiếm 70% cổ phần). Cũng từ đây ông Chinh chính thức trở thành cổ đông lớn nhất công ty này và đổi tên Công ty thành Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh nhà (Cty HDTC)

tphcm dat vang bo hoang dai gia nghin ty cua khu do thi an phu an khanh bi to

Giá trị khủng của khu đất vàng là nguyên nhân dẫn tới các tranh chấp liên quan tới dự án.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp thì, đại gia Đinh Trường Chinh với vai trò chủ tịch hội đồng quản trị Cty HDTC đã cho thanh lý và không đồng ý sang tên GCNQSDĐ cho một số đơn vị trước đó, trong đó có 3 Cty Địa ốc 8, Cty địa ốc Sài Gòn Chợ Lớn và Cty Tân Long. Việc Cty HDTC đưa ra các công văn yêu cầu thanh lý và có ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ ảnh hưởng tới những quyền lợi hợp pháp của các thành viên góp vốn xây dựng dự án 131ha KDT An Phú An Khánh.

“Các lô đất trên đến thời điểm hiện tại được xem như một khu đất vàng do giá đất cao ngất ngưởng. Trước đây giá trị tiền đất rất thấp vì thế ông Chinh đưa ra lý do doanh nghiệp chúng tôi mua đất giá rẻ để thanh lý hợp đồng là viện cớ để lấy lại đất. Điều này là việc làm bội tín vi phạm các điều khoản của hợp đồng kinh tế và vi phạm đạo đức trong kinh doanh đối với những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chúng tôi”, ông Truyền Khẳng định.

Còn Ông Nguyễn Hoài Phương - Giám đôc công ty Tân Long nói: “Chúng tôi đang hoàn tất thủ tục cùng khởi kiện Công ty HDTC ra tòa vì đã không tôn trọng sự hợp tác làm ăn từ nhiều năm nay giữa các Công ty thành viên với Công ty HDTC”.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệp Chi

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.