Thủy sản đạt kỷ lục xuất khẩu mới
Không để EU rút 'thẻ đỏ' với thủy sản Việt Nam | |
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, Hà Lan tăng mạnh |
Nhưng đến năm 2017, điều này mới trở thành hiện thực, qua đó xác lập một kỷ lục mới cho XK thủy sản Việt Nam.
Chế biến tôm XK. |
7,825 tỷ USD là giá trị XK thủy sản của cả năm 2014 theo số liệu của Tổng cục Hải quan. So với kim ngạch XK thủy sản đạt 6,693 tỷ USD của năm 2013, thì rõ ràng, giá trị XK của năm 2014 đã mang tính đột phá khi tăng tới hơn 1,1 tỷ USD. Với thành công vượt bậc của XK thủy sản năm 2014, VASEP và nhiều chuyên gia thủy sản đã mạnh dạn nhận định rằng XK thủy sản năm 2015 hoàn toàn có thể vượt mốc 8 tỷ USD.
Tuy nhiên, những khó khăn lớn về mặt thị trường, giá thủy sản giảm mạnh trên toàn cầu, biến động của đồng nội tệ so với đồng USD tại nhiều nước... đã khiến cho XK thủy sản trong năm 2015 không những không đạt được kỳ vọng vượt mốc 8 tỷ USD mà còn giảm tới hơn 1 tỷ USD so với năm 2014. Năm 2016, XK thủy sản tăng trưởng trở lại và đạt hơn 7 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với kỷ lục năm 2014.
Phải đến năm 2017, việc đạt mục tiêu vượt mốc 8 tỷ USD XK thủy sản mới có cơ hội trở thành hiện thực. Thế nhưng, trong thời gian đầu của năm 2017, nhiều chuyên gia, doanh nhân ngành thủy sản vẫn chưa dám nghĩ tới con số 8 tỷ USD, mà chỉ cho rằng có thể đạt hơn 7 tỷ USD. Bởi trong quý I, XK thủy sản chưa có nhiều dấu hiệu khả quan, khi giá trị XK cả quý chỉ tăng 7,4% so cùng kỳ 2016 và đạt 1,503 tỷ USD.
Tuy nhiên, từ quý II/2017 trở đi, XK thủy sản đã liên tục đạt mức tăng trưởng tốt. Nhờ đó, XK thủy sản trong nửa đầu năm 2017 đã đạt 3,578 tỷ USD, tăng 16,4% so cùng kỳ 2016. Dù vậy, vào hồi tháng 7, khi trả lời Báo NNVN về triển vọng XK thủy sản năm 2017, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP vẫn khá thận trọng khi dự báo về giá trị XK cả năm, và cho rằng có thể đạt mục tiêu đề ra hồi đầu năm là 7,4 tỷ USD.
Trong quý III, XK thủy sản tiếp tục tăng trưởng tốt. Nhờ vậy, 9 tháng đầu năm 2017, XK thủy sản đạt giá trị 5,993 tỷ USD (tăng 19,8%) và đến hết tháng 11 đạt 7,602 tỷ USD (tăng 18,9%). Trên cơ sở đó, tại Hội nghị do VASEP tổ chức mới đây, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP, cho hay, Hiệp hội này đã nhận định rằng XK thủy sản cả năm 2017 chắc chắn vượt mốc 8 tỷ USD và có thể đạt 8,4 tỷ USD.
Cũng như năm 2014, sự tăng trưởng ấn tượng của XK tôm là đóng góp quan trọng nhất vào thành công lớn của XK thủy sản 2017. Sau khi giảm nhẹ trong quý I (giảm 0,1%), từ quý II, XK tôm đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với mức tăng tới 52% so với quý I và 30% so với quý II/2016. Từ đó đến cuối năm 2017, XK tôm liên tục tăng trưởng ở mức cao. Hết tháng 11, XK tôm đã đạt gần 3,5 tỷ USD, tăng gần 22% so cùng kỳ 2016. Dự báo trong cả năm 2017, XK tôm sẽ đạt giá trị khoảng 3,8 tỷ USD, tăng 20% so năm 2016.
Một số nhóm sản phẩm chủ lực khác, tuy giá trị XK còn khá khiêm tốn so với tôm, nhưng cũng đã có sự tăng trưởng mạnh, góp phần vào tăng trưởng chung của XK thủy sản 2017. XK mực, bạch tuộc trong 11 tháng đạt 565 triệu USD, tăng 48% so cùng kỳ 2016. Dự báo hết năm 2017, XK mực, bạch tuộc sẽ đạt trên 600 triệu USD, tăng 37% so với năm 2016. XK cá ngừ đến hết tháng 11 đạt 541 triệu USD, tăng 19% so cùng kỳ và dự báo sẽ đạt gần 600 triệu USD trong cả năm 2017, tăng 18% so năm 2016. XK cá các loại khác cũng tăng 17% trong 11 tháng đầu năm 2017 và đạt 1,2 tỷ USD...
Thu hoạch cá tra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. |
Sản phẩm XK chủ lực thứ 2 sau tôm là cá tra, tuy không có mức tăng trưởng ấn tượng như các sản phẩm nói trên, nhưng vẫn tăng nhẹ 5% trong 11 tháng đầu năm 2017 và đạt 1,6 tỷ USD. Dự báo trong cả năm 2017, XK cá tra sẽ đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2016.
Về thị trường, năm 2017 đã chứng kiến sự thay đổi vị trí của thị trường số 1. Trong nhiều năm qua, Mỹ luôn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam. Nhưng sang năm 2017, XK thủy sản sang Mỹ đã giảm sút, chủ yếu liên quan đến 2 sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra. Trong khi tôm XK sang Mỹ giảm vì thuế CBPG ở mức cao, thì cá tra lại gặp khó bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ tiến hành thanh tra 100% lô hàng cá da trơn NK kể từ đầu tháng 8/2017. Trong 11 tháng đầu năm 2017, giá trị XK thủy sản sang Mỹ đã giảm 2,4% so cùng kỳ 2016 và chỉ đạt 1,303 tỷ USD.
Bù lại, XK thủy sản sang các thị trường chủ lực khác lại tăng mạnh như EU tăng 21,6% trong 11 tháng đầu năm 2017, Nhật Bản tăng 20,1%, Trung Quốc và Hồng Kông tăng 52,8%, Hàn Quốc tăng 27,9%, ASEAN tăng 14,6%, Brazil tăng 63,5%... Đặc biệt, với mức tăng trưởng cao, EU đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017, với giá trị 1,36 tỷ USD. Trong bối cảnh thị trường số 1 trong nhiều năm liền là Mỹ bị suy giảm, mà XK thủy sản vẫn tăng mạnh, chứng tỏ các DN thủy sản Việt Nam trong năm 2017 đã khá nhạy bén về mặt thị trường, nhanh chóng đẩy mạnh XK sang những thị trường chủ lực khác và những thị trường tiềm năng, thị trường thay thế, qua đó không chỉ bù đắp được sự sụt giảm từ thị trường Mỹ mà còn giúp XK thủy sản có bước tăng trưởng ấn tượng.
EU tiếp tục tăng mạnh NK cáTheo nghiên cứu của Hiệp hội Các nhà Chế biến và Kinh doanh thủy sản EU (AIPCE-CEP), nhu cầu tiêu thụ cá của EU đang có xu hướng tăng, kéo theo nhu cầu NK tăng mạnh phục vụ cho ngành chế biến thủy sản khu vực này. Cá các loại là sản phẩm đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong ngành thủy sản EU nhiều năm qua, mà cá NK chiếm vai trò chủ lực. Hiện tại, nguồn cung cá ở EU đã vào khoảng 14,4 triệu tấn. Trong đó, cá từ khai thác nội khối là 4,762 triệu tấn (giảm 4,6%), còn cá NK từ các nước ngoài EU là 9,2 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ cá ở EU đang tăng trung bình 0,6 kg/người và đã đạt khoảng 24,5 kg/người/năm. Trong 10 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã XK cá sang EU như sau: Cá tra đạt 171 triệu USD, cá ngừ 116 triệu USD, cá biển 69 triệu USD. |
XK thủy sản sang Trung Quốc lần đầu vượt mốc 1 tỷ USDTrong các thị trường chính của thủy sản Việt Nam trong năm 2017, Trung Quốc là thị trường có mức tăng trưởng ấn tượng nhất. 11 tháng đầu năm 2017, XK thủy sản sang Trung Quốc đạt giá trị 1,009 tỷ USD, tăng tới 64,38% so cùng kỳ 2016. So với giá trị XK sang Trung Quốc trong cả năm 2016, XK của 11 tháng năm 2017 cũng đã cao hơn tới trên 326 triệu USD. Đặc biệt, với giá trị XK hơn 1 tỷ USD của 11 tháng năm 2017, XK thủy sản sang Trung Quốc đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD. Như vậy, Trung Quốc là thị trường thứ 4 của thủy sản Việt Nam, sau Mỹ, EU và Nhật Bản, đạt giá trị XK thủy sản từ hơn 1 tỷ USD/năm trở lên. Và với sự tăng mạnh về giá trị XK, Trung Quốc đang đứng thứ 4 trong số những thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam, đồng thời tỷ trọng của thị trường Trung Quốc cũng tăng mạnh từ mức 9,7% của năm 2016 lên 13,3% trong 11 tháng năm 2017... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/