Thua Uber, các hãng taxi truyền thống Mỹ phải chạy theo đối thủ
Ảnh: Bloomberg |
Thua thì phải chơi theo luật của kẻ thắng cuộc
Năm ngoái hãng taxi Yellow Cab ở thành phố Pittsburgh, đã phải đổi tên thành zTrip. Một thương hiệu có lịch sử cả trăm năn nay tại thành phố sản xuất thép lớn của Mỹ đã đưa triển khai một ứng dụng và cung cấp một dịch vụ hỗn hợp: chấp nhận cả tiền mặt lẫn thẻ tín dụng, cho phép gọi xe trên đường phố và cả theo cuộc gọi trên mạng và bỏ qua việc tăng giá tăng tranh cãi của Uber trong giờ cao điểm.
Jamie Campolongo - Chủ tịch hãng nói: “Miếng bánh to hơn, sao lại không cùng chia chứ”!
Ông có thể làm điều đó, một phần do những thay đổi về luật pháp mà các công ty chia sẻ xe ủng hộ. Uber và Lyft đã chi nhiều triệu đô la để giành được sự chấp thuận cho mô hình kinh doanh dựa trên web của họ ở gần 50 tiểu bang. Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi đó cho phép họ tránh được những quy định phiền toái hơn vốn được áp dụng cho các hãng taxi truyền thống, chẳng hạn như kiểm tra thông tin bằng vân tay và yêu cầu mang theo bảo hiểm thương mại.
Nỗ lực đã làm thay đổi cả hai ngành. Theo phân tích của Viện Brookings, trong ngành công nghiệp "vận chuyển khách", trong vòng năm năm qua, số lái xe độc lập tham gia ký hợp đồng đã tăng 174%, trong khi các lái xe của taxi truyền thống chỉ tăng 21%. Cùng vời đó, tương tự như trong các ngành công nghiệp khác, do sự bùng nổ của công nghệ, dịch vụ chia sẻ xe đã đẩy nhiều hãng xe taxi truyền thống vào cảnh phá sản, trong khi lại dọn đường cho những đối thủ khác cạnh tranh trực diện với họ.
"Một ví dụ hoàn hảo cho chúng tôi là giải đấu bóng đá Mỹ Steelers mới đây nhất" - ông Campolongo nói. Hãng ZTrip của chúng tôi có 300 xe từ trước, cộng thêm 126 xe của các lái xe độc lập để chở những người hâm mộ đến với giải. Chúng tôi chưa từng bao giờ có 426 chiếc xe trên đường. Cứ theo đà này, chúng tôi có thể mở rộng ký hợp đồng với các lái xe độc lập”.
Hiệp hội Taxicab, Limousine và Paratransit, tập đoàn thương mại hàng đầu của ngành vận chuyển khách, có thời đã từng đấu tranh rất mạnh chống lại dịch vụ chia sẻ xe, thậm chí còn mở một trang web có tên là “Ai đang chở bạn?” đặt vấn đề nghi vấn về sự an toàn của hành khách sử dụng dịch vụ.
Nhưng giờ đây, người đứng đầu mới của Hiệp hội, ông Michael Pinckard, đã tin rằng dịch vụ chia sẻ xe chính là tương lai của ngành.
Pinckard nói: "Qua 12 tháng, một điều trở nên rõ ràng là các công ty vận tải mạng (TNC) cùng việc di chuyển bằng xe chia xẻ đã ra đời và sẽ phát triển. Tôi nghĩ rằng mọi người bắt đầu chấp nhận những khác biệt trong mô hình của họ mà không sợ bị điều chỉnh loại khỏi công việc kinh doanh".
Trước cả Uber
Thực ra từ rất lâu trước khi Uber ra đời thì cũng đã có những người nghĩ đến cách làm của họ. Ngay từ những năm 1980, các chủ sở hữu của hãng C & H Taxi ở Charleston thuộc tiểu bang Tây Virginia, đã nghĩ đến việc cho phép tài xế sử dụng xe của họ. Đó là thời chương trình âm nhạc truyền hình MTV và trò chơi Pac-Man đang thịnh hành và điện thoại thông minh và ứng dụng trên màn hình thì còn lâu mới ra đời. Chỉ có một vấn đề ngăn họ - đó là một việc bất hợp pháp.
Chủ tịch hãng C & H Jeb Corey cho biết: "Trước đây, chắc hẳn chúng tôi không bao giờ được phép làm điều đó. Vì vậy, khi Uber bắt đầu vận động lập pháp để đưa ra phiên bản dịch vụ của họ tại Tây Virginia, chúng tôi đã có cơ hội để thực hiện việc đó".
Các công ty chia sẻ xe chở khách bắt đầu đẩy mạnh hoạt động của họ tại California vào năm 2013, nơi Sở Công chính của tiểu bang công bố các quy định đầu tiên cấp tiểu bang đầu tiên của quốc gia cho ngành này. Thuật ngữ được dùng là "công ty vận tải mạng lưới" hoặc "TNC" để phân biệt với các hãng taxi truyền thống.
Trong những năm tiếp theo, 43 tiểu bang và Washington, D.C. đã thông qua các bộ luật mở rộng quản lý tất cả mọi thứ từ giấy phép và lệ phí đến kiểm tra toàn diện. Hầu hết đều sử dụng tên gọi của TNC để xác định và điều chỉnh hoạt động của các công ty.
Năm tiểu bang khác - Alabama, Hawaii, Louisiana, Minnesota và Washington - đều có luật trong đó chỉ quy định các yêu cầu về bảo hiểm. Chỉ có hai tiểu bang là Oregon và Vermont là còn chưa cong việc điều chỉnh luật.
Vận động hành lang
Theo Viện nghiên cứu tiền tệ quốc gia, từ năm 2012 đến năm 2016, hai công ty Uber và Lyft đã chi 14 triệu USD vào việc vận động chính sách, chiếm hơn 75% số tiền mà toàn bộ ngành xe taxi sử dụng cho hoạt động này. Bằng cách đó, hai công ty đó đã lật đổ ngành taxi truyền thống, khiến cho nhiều công ty phải ngừng hoạt động. Tuy nhiên, chính bằng cách đó, họ cũng đã mở cửa cho nhiều đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù có một năm vụ bê bối và vụ kiện tụng, Uber vẫn là công ty khởi nghiệp có giá trị nhất trên thế giới với giá 70 tỷ USD. Còn với gói 1 tỉ USD trong năm nay của nhóm các đầu tư do Alphabet Inc dẫn đầu, thì Lyft sẽ được định giá là 11 tỷ USD. Cả hai công ty vẫn có một lợi thế quan trọng hơn đối thủ cạnh tranh của họ: đó là quy mô hoạt động. Uber và Lyft tiến hành kinh doanh ở New York, Chicago và San Francisco cũng giống như ở các thị trấn nhỏ và các thành phố trên khắp đất nước. Và bây giờ họ có mặt ở khắp mọi nơi.
Đối thủ cạnh tranh mới
Đối với Uber và Lyft, sự xuất hiện của các công ty lai ghép hai mô hình làm nổi lên một mối đe dọa đối với việc kinh doanh của họ: ai cũng có thể tham gia vì khá dễ dàng. Khi luật hóa mô hình xe vận chuyển khách trên toàn quốc sẽ chỉ làm tăng mối đe dọa này. Trong khi đó, hai công ty vẫn chưa đạt được lợi nhuận.
Ông Aswath Damodaran, giáo sư Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học Tổng hợp New York nói: "Chừng nào trò chơi chỉ có hai đối thủ thì rất khó kiếm tiền cho cả hai".
Theo Bruce Greenwald, giáo sư Trường kinh doanh Columbia, cũng là nhà đầu tư lớn, sau khi Uber và Lyft đã phải tốn kém để có thể hoạt động ở phần lớn các tiểu bang thì sẽ lại mở ra cuộc cạnh tranh mới.
Greenwald cho biết: "Dù họ làm thế hay không, họ đều bị nguyền rủa. Vì thế, tôi không nghĩ rằng họ sẽ có một kết cục tốt".
Lalamove chen chân cửa hẹp
Khác với Uber và Grab, Lalamove chỉ tập trung vào khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chiếm đến hơn 90%. |
Hiệp hội Taxi Hà Nội đề nghị Uber, Grab đặt máy chủ tại Việt Nam
Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng đề nghị Bộ GTVT siết chặt hoạt động của Uber, Grab. Theo đó, để quản lý tốt, đảm bảo ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/