|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thủ tướng yêu cầu các TCTD quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấu và xử lý nợ

14:45 | 06/06/2018
Chia sẻ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phú yêu cầu các TCTD quyết liệt hơn trong công tác tái cơ cấu, xử lý nợ. Bên cạnh đó, cần tăng cường ứng dụng phương tiện thanh toán mới và đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử.
thu tuong yeu cau cac tctd quyet liet hon nua trong tai co cau va xu ly no NHNN đã trình Chính phủ phương án xử lý 3 ngân hàng 0 đồng và DongABank
thu tuong yeu cau cac tctd quyet liet hon nua trong tai co cau va xu ly no Tái cơ cấu với lõi đặc trưng ngân hàng Việt

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) quyết liệt hơn nữa trong công tác tái cơ cấu, gắn với xử lý nợ xấu.

Từ năm 2012 đến hết tháng 3/2018, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 753,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó nợ xấu do các TCTD tự xử lý chiếm 60,3%, còn lại là thông qua bán nợ cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến. Song song là việc bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử, thanh toán thẻ.

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các giải pháp nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Các chương trình tín dụng cần triển khai tích cực, có hiệu quả ctheo hướng mở rộng quy mô tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn ngân hàng.

Ngoài ra, đẩy mạnh giải ngân vốn đối với các chương trình tín dụng, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…

Xem thêm

Tuệ An

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.