Thủ tướng Chính phủ 'lệnh' hoàn thiện khung pháp lý để xử lý tiền ảo
Đề án sẽ rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam hiện nay để có hướng quản lý, xử lý. |
Đề án được xây dựng với mục tiêu nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; Vai trò của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo tới pháp luật.
Ngoài ra, đề án còn rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam, kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam nhằm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan Nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan; Đề xuất các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng và các rủi ro liên quan để kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro này nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của CNTT, thương mại điện tử.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan.
Trong đó, giao Bộ Tư pháp khảo sát, tập hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đối với các vấn đề liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế tại một số nước (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...) về pháp luật và thực tiễn liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo; tổ chức hội thảo, toạ đàm với các chuyên gia trong và ngoài nước về tài sản ảo, tiền ảo để nhận diện, làm rõ vài trò của tiền ảo, tài sản ảo và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng luật (các luật) sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tháng 8/2018 hoàn thành rà soát, nghiên cứu, đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử trình Thủ tướng Chính phủ.
Giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo vào tháng 6/2019.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự về gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố và các tội phạm khác liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo vào tháng 9/2019.
Công nghệ đằng sau tiền ảo bitcoin sẽ thay đổi giao dịch vàng truyền thống? Nhiều doanh nghiệp tài chính đang nghiên cứu một nền tảng sử dụng công nghệ blockchain để xác minh và ghi lại giao dịch vàng. |
Hàng loạt lãnh đạo ngân hàng bỏ việc để theo đuổi tiền ảo Điều gì đã thôi thúc nhiều chuyên gia ngân hàng có mức lương 6-7 chữ số từ bỏ công việc cũ để đi theo tiếng ... |
Bloomberg: Việt Nam và một số ngân hàng trung ương nghiên cứu đưa tiền ảo vào lưu thông Theo Bloomberg, với sự thống trị của giao dịch điện tử trên thế giới, ngân hàng trung ương, trong đó có Việt Nam đang khai ... |