|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thời trang Nhật Bản tìm vào thị trường Việt Nam

22:31 | 21/11/2016
Chia sẻ
Lần đầu tiên trong cùng một thời điểm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thời trang của Nhật Bản đã đến Việt Nam tìm đối tác nhận nhượng quyền mở cửa hàng hoặc phân phối sản phẩm tại thị trường trong nước.
thoi trang nhat ban tim vao thi truong viet nam
Doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu về thời trang may mặc của Nhật Bản tại buổi kết nối kinh doanh vào chiều nay ở TPHCM (Ảnh: Hùng Lê)

Chiều nay (21-11), chín doanh nghiệp của Nhật Bản với 14 thương hiệu thời trang đã có thực hiện chương trình “Kết nối kinh doanh nhượng quyền thương mại Việt Nam” nhắm đến các đối tượng là doanh nghiệp trong nước có nhu cầu nhận nhượng quyền hoặc đang muốn triển khai kinh doanh thương mại trong lĩnh vực thời trang.

Khác với lĩnh vực ẩm thực xứ hoa anh đào được đánh giá đang phát triển sôi động hiện nay, ngành thời trang của Nhật Bản được cho là chưa có hoặc còn quá nhỏ bé ở thị trường Việt Nam.

Chương trình do Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tổ chức tập trung vào các sản phẩm may mặc của Nhật Bản nhằm xúc tiến việc gia nhập thị trường Việt Nam. Và sự kiện này cũng được xem là bước thử nghiệm đầu tiên của các doanh nghiệp thời trang xứ hoa anh đào ở thị trường Việt Nam.

Ông Akira Kaise, CEO của Công ty TNHH I Am, cho biết thương hiệu thời trang Name của công ty ông đã có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới như Hồng Kông, Thượng Hải, Hàn Quốc, Đài Loan, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan... và đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam để tìm hiểu thị trường. "Dân số trẻ, kinh tế đang phát triển tốt, thu nhập của người dân đang tăng,... Việt Nam đang trở thành một thị trường tiềm năng cho các mặt hàng thời trang của chúng tôi", ông Akira Kaise chia sẻ.

Theo ông Kaise, ngoài việc khai thác thị trường I Am cũng quan tâm đến việc gia công hoặc đầu tư ở Việt Nam nhằm tận dụng lao động có giá cạnh tranh và tay nghề cao.

Theo đại diện của JETRO, lần đầu tiên tổ chức sự kiện này JETRO cũng tuyển chọn các nhãn hiệu thiết kế được ưa chuộng, các mẫu quần áo được sử dụng thực tế, thời trang nam nữ đa dạng tại Nhật Bản.

Các sản phẩm thời trang Nhật Bản tham gia buổi kết nối có giá ở tầm trung và khá phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Các doanh nghiệp tham gia kết nối gồm các nhãn hiệu đã được đăng ký tại Nhật Bản, thông qua việc kết hợp với các đối tác địa phương, mong muốn trong tương lai sẽ triển khai các cửa hàng nhượng quyền.

Dù Việt Nam là nước phát triển mạnh về lĩnh vực may mặc, nhưng với những thiết kế riêng và sản phẩm có chất lượng tốt, JETRO kỳ vọng thời trang Nhật Bản sẽ tiếp cận được thị trường Việt Nam trong tương lai.

Trong những năm gần đây có nhiều dự án đầu tư của Nhật Bản trong lĩnh vực dịch vụ như mở các trung tâm thương mại lớn ở TPHCM và ngành dịch vụ được kỳ vọng sẽ phát triển trong thời gian tới nên các thương hiệu thời trang Nhật đang hướng vào. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng sản phẩm thời trang may mặc của Nhật Bản giá bán còn khá cao so với mức thu nhập trung bình của người tiêu dùng trong nước và thời trang may mặc của Nhật cũng chưa được ưa chuộng hoặc phổ biến ở thị trường Việt Nam.

Hùng Lê

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.