|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường kim loại đang bước vào một chu kỳ giá lên mới dài hơn nhờ lạm phát quay trở lại

20:00 | 17/05/2018
Chia sẻ
Thị trường kim loại đang tiến vào một chu kỳ giá lên mới dài nhưng nông hơn lần gần đây nhất, nhờ lạm phát gia tăng và tăng trưởng nhu cầu phân tán, các chuyên gia tham gia hội thảo LME week Asia tại Hồng Kông cho biết.
thi truong kim loai dang buoc vao mot chu ky gia len moi dai hon nho lam phat quay tro lai Giá đồng, cobalt có thể tăng cao hơn nữa trước rủi ro nguồn cung bị gián đoạn
thi truong kim loai dang buoc vao mot chu ky gia len moi dai hon nho lam phat quay tro lai Lệnh trừng phạt Rusal lắng xuống, thị trường kim loại lại gợn sóng vì những mối họa mới

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu quy mô rộng đã thúc đẩy giá năng lượng và áp lực gây ra lạm phát, vấn đề trở nên nóng hơn khi lãi suất của Mỹ tăng.

Với nhu cầu nền tảng tăng ổn định, các nhà quản lý tài sản sẽ quan tâm nhiều hơn tới kim loại, mặt hàng thường bị bỏ qua vì được ví là đồ rẻ tiền và do đầu tư vào những ngành khác hấp dẫn hơn, theo ông Guy Wolf, người đứng đầu phòng phân tích thị trường thế giới của Marex Spectron.

Những tài sản cứng như kim loại thương được coi là nơi trốn lạm phát vì giá tăng cùng với sự tăng trưởng trong nền kinh tế thực. Kim loại có lợi nhuận thấp hơn nhiều cổ phiếu trong chu kỳ hiện tại.

“Lần này, chúng ta sẽ thấy thị trường giá lên duy trì trong thời gian dài hơn nhiều, nhưng có thể không quá tốt. Mọi người sẽ nói điều này là không bền vững, vì vậy không có ai sẽ đầu tư vào năng lực mới”, ông Wolf nói.

thi truong kim loai dang buoc vao mot chu ky gia len moi dai hon nho lam phat quay tro lai
Ảnh: Reuters.

Ông Rob Hawkes, giám đốc tại Goldman Sachs, nhận định tăng trưởng nhu cầu kim loại có thể không xuất hiện mạnh mẽ vì nó ra trên khắp thị trường mới nổi, đặc biệt là quanh khu vực Đông Nam Á, thay vì tập trung tại Trung Quốc và vì vậy có thể trở nên khó đoán hơn.

“Thế giới đang tiến hành điều chỉnh theo sự thật rằng Trung Quốc sẽ không thử thành động lực của sự tăng trưởng tiêu thụ. Đông Nam Á có thể sẽ là nơi chúng ta tìm kiếm cho sự tăng trưởng tiêu thụ trong tương lai”, ông Hawkes nói.

Đối với đồng, nguồn cung sẽ bị hạn chế vì sự thiếu đầu tư cho việc tìm kiếm và phát triển các mỏ mới, trong khi sắp tới, các cuộc đàm phán với phía liên đoàn lao động tại hai quốc gia sản xuất hàng đầu là Chile và Peru có thể làm gián đoạn nguồn cung, kéo giá tăng cao.

“(Goldman Sachs) đã nghiên cứu số liệu và họ biết có bao nhiêu hợp đồng được gia hạn trong năm nay, và kết luận rằng nó sẽ không diễn ra một cách thuận lợi”, ông Hawkes nói thêm.

Thị trường đồng toàn cầu được ghi nhận có thặng dư nhỏ trong năm nay, nhưng được dụ báo sẽ chuyển sang thâm hụt từ năm 2019, vì làn sóng nguồn cung được tài trợ trong thời kỳ bùng nổ mới nhất giảm dần và thiếu những dự án mới để thay thế nguồn cung đó.

“Chúng ta đã lạc quan về thị trường kim loại giá lên trong năm ngoái. Tôi nghĩ giá kim loại sẽ tăng cao hơn nhiều so với nhiều người nghĩ hiện nay”, ông Wolf cho biết.

Tố Tố

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.