Thị trường hàng hóa 10/1: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc lao dốc, gạo Campuchia gần như chắc chắn bị EU áp thuế
1. EU dự kiến hạn chế nhập khẩu thép trong tuần tới sau thuế quan của ông Trump
Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) dự kiến thông qua kế hoạch hạn chế nhập khẩu thép vào khối kinh tế trong tuần tới, theo sau lệnh áp thuế quan lên sản phẩm thép và nhôm vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào ngày 16/1 có thể sẽ đưa biện pháp hạn chế nhập khẩu thép có hiệu lực trong ba năm để giải quyết lo ngại của các nhà sản xuất EU về việc thị trường châu Âu có thể bị tràn ngập bởi sản phầm thép không còn được nhập khẩu vào Mỹ.
2. Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Anh sau 23 năm
Nhật Bản vừa quyết định dỡ bỏ lệnh cấp nhập khẩu bò từ nước Anh sau 23 năm ngay trước thềm chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Vương quốc Anh, bắt đầu từ ngày 10/1.
Quyết định trên được coi như món quà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đem đến cho Thủ tướng Theresa May trong bối cảnh nước Anh sắp rời Liên minh châu Âu (EU).
3. Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ dự báo khó tăng trưởng trong ngắn hạn
Theo Undercurrentnews, xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ có thể chững lại và khó tăng trưởng đột phá trong ngắn hạn do tồn kho thị trường này cao và chịu áp lực cạnh tranh từ các nước khác.
Theo báo cáo của Cơ quan Xếp hạng Tín dụng và Thông tin Ấn Độ, tốc độ tăng trưởng hàng năm kép trong năm 2019 có thể giảm xuống còn 7 - 10%, từ mức 17% trong giai đoạn 2013 - 2017.
4. Trung Quốc siết chặt đường tiểu ngạch, xuất khẩu tôm lao dốc
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), trái với xu hướng của năm 2017 với mức tăng trưởng gần 60%, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2018 sụt giảm mạnh.
Trung Quốc đã tụt từ vị trí thứ 3 xuống vị trí thứ 4 trong số các thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam với tỉ trọng chiếm 14%.
5. Ngành gạo Campuchia gần như chắc chắn sẽ chịu thuế quan từ EU
Ngành gạo Campuchia đang đối mặt với rủi ro khi Ủy ban châu Âu (EC) gần như chắc chắn triển khai các biện pháp tự vệ đối với xuất khẩu gạo từ Campuchia và Myanmar từ giữa tháng 1 trở đi, Khmer Times trích dẫn một nguồn tin quen thuộc vấn đề này cho biết.
Các biện pháp dự kiến sẽ lên đến đỉnh điểm trong việc áp thuế thoái lui, bắt đầu với 175 euro/tấn vào ngày 15/1, 150 euro/tấn một năm sau đó và 125 euro vào năm thứ ba.
Xem thêm |