|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thấy gì từ thương vụ KIDO mua lại 50% công ty con của Dabaco?

07:58 | 19/06/2017
Chia sẻ
Nếu thương vụ thành công, KIDO có mặt ở 3 phân khúc của ngành hàng thực phẩm gồm: thực phẩm tươi sống (thịt, xúc xích), đông lạnh và đồ hộp.
thay gi tu thuong vu kido mua lai 50 cong ty con cua dabaco
Kido sẽ mua lại Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Dabaco với tỷ lệ sở hữu bước đầu là 50% vốn

Tại ĐHCĐ thường niên 2017, ông Trần Lệ Nguyên – Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (Mã: KDC) công bố sẽ mua lại công ty con của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã: DBC) là Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Dabaco. Tỷ lệ sở hữu bước đầu là 50% vốn. Về phía Dabaco, chúng tôi có liên hệ nhưng chưa nhận được xác nhận từ doanh nghiệp về thông tin trên.

Thực phẩm Dabaco có vốn điều lệ là 70 tỷ đồng, hiện có 3 nhà máy với ngành nghề kinh doanh chính là giết mổ, chế biến, bảo quản thịt gia súc, gia cầm (công suất giết mổ gà đạt 25,000 con/ngày); đóng gói và đóng (thịt hộp, xúc xích); sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn (món ăn sẵn từ thịt gia cầm, thịt đông lạnh, thịt tươi)… Đây là công ty gia công và KDC cho biết sẽ toàn quyền quyết định về sản phẩm, thương hiệu.

Theo dự đoán, nếu thương vụ thành công, KIDO có mặt ở 3 phân khúc của ngành hàng thực phẩm gồm: thực phẩm tươi sống (thịt, xúc xích), đông lạnh và đồ hộp. Hiện sản phẩm thực phẩm đông lạnh của KIDO có bánh bao.

Hợp tác cùng có lợi

Xét về vị trí địa lý, Công ty chế biến thực phẩm Dabaco có vị trí tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, cách nhà máy thực phẩm đông lạnh của KIDO khoảng 15km. Việc nhà máy chế biến có vị trí gần nhà máy thực phẩm đông lạnh thì cả KIDO và Dabaco sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

Về hệ thống phân phối, hiện mảng thực phẩm đông lạnh KIDO có có 4 hệ thống kho lạnh (Bắc Ninh, Củ Chi, Đà Nẵng, Nha Trang), khoảng 100 nhà phân phối, 70.000 điểm bán lẻ và trên 3.500 siêu thị/cửa hàng tiện lợi; 176 xe đông lạnh và cứ 400 km lại có một kho lạnh trung chuyển.

Với ý định phát triển các dòng thực phẩm đông lạnh, KIDO không những tận dụng được nhà máy chế biến mà hoàn toàn có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu thịt sạch đầu vào từ Dabaco.

Điểm đáng chú ý là dù bước đầu sở hữu 50% nhưng công ty con của Dabaco sẽ là công ty gia công và KIDO sẽ toàn quyền quyết định về sản phẩm, thương hiệu.

Về phía Dabaco, là doanh nghiệp có chiến lược phát triển lâu dài với chuỗi giá trị 3F (Farm - Feed - Food) từ nông trại đến bàn ăn cùng hệ thống bán lẻ hiện đại và cửa hàng thực phẩm sạch. Dù có chiến lược 3F nhưng theo một nguồn tin của chúng tôi, từ lâu Dabaco đã có ý định tìm đối tác cho công ty thực phẩm, miễn là sản phẩm được sản xuất bởi Dabaco và có thể được phân phối bởi đơn vị khác. Điều này có vẻ không ảnh hưởng tới chiến lược 3F mà Dabaco theo đuổi.

Trong khi đó, Dabaco hiện đang sở hữu 3 trung tâm thương mại và 2 siêu thị đều nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; hệ thống phân phối và tiêu thụ của Dabaco vẫn còn ít, các siêu thị mới tập trung ở Bắc Ninh. Yếu tố tỉnh thành có vẻ là lực cản cho Dabaco giới thiệu và mở rộng thương hiệu sản phẩm, trong khi KIDO có mặt trên toàn quốc.

Hiện, KIDO chưa công bố thông tin về giá trị thương vụ cũng như thời gian chuyển nhượng. Theo báo cáo tài chính, kết thúc quý I/2017, KIDO có khoảng 1.323 tỷ đồng tiền và tương đương tiền; nguồn lợi nhuận chưa phân phối khoảng 1.928 tỷ đồng. Hệ số đòn bẩy của KIDO chỉ 0,38 lần.

Đó là chưa kể, KDC đang sở hữu 2 dự án bất động sản gồm dự án Tân An Phước và dự án Lavenue. Theo công ty chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC), khả năng KIDO sẽ bán dự án Tân An Phước và góp vốn vào một liên doanh khác để phát triển dự án Lavenue. Vì vậy, KIDO sẽ ghi nhận lợi nhuận tài chính trong 2 năm tới nhờ bán dự án hoặc đánh giá lại giá trị đất. Do đó, KIDO có lợi thế về dòng tiền.

Ngành hàng thực phẩm đông lạnh - 'miếng đất có béo bở'?

Trong một báo cáo được đăng tải của EuroMonitor công bố mới nhất vào tháng 11/2016, ngành chế biến thịt và hải sản đã tăng trưởng liên tục trong 5 năm qua, ghi nhận tốc độ tăng trưởng 6% về giá trị và 5% về sản lượng trong năm 2016, đạt 6.700 tỷ đồng doanh thu và 62.700 tấn sản lượng.

Gần đây, nhiều thương vụ M&A ngành thực phẩm đông lạnh cũng được thực hiện. Tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Daesang của Hàn Quốc - chủ sở hữu thương hiệu Miwon, chi 32 triệu USD (khoảng 770 tỷ đồng) mua lại Công ty Cổ phần Thực phẩm Đức Việt. Hay Tập đoàn CJ Hàn Quốc cũng đã mua xong 71,6% cổ phần tại Cầu Tre hồi tháng 5 và chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre.

Hiện Vissan là doanh nghiệp sở hữu thị phần cao nhất trong mảng thực phẩm đông lạnh, chiếm khoảng 28%; tiếp đến là thương hiệu Hoàng Gia với 18% thị phần.

Với 54% thị phần còn lại thuộc về các thương hiệu nhỏ lẻ khác, nếu KIDO bước chân vào mảng thực phẩm đông lạnh, đối thủ cạnh tranh sẽ là 2 ông lớn Vissan và Hoàng Gia.

Theo dự báo đầy triển vọng của Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), đến năm 2019, doanh thu của ngành này sẽ đạt mốc 780 tỷ đồng, với mức tăng trưởng kép giai đoạn 2017 - 2019 đạt hơn 70% và chiếm 30% tổng doanh thu công ty từ năm 2019.

Tuy nhiên, EuroMonitor dự báo giai đoạn 2016 – 2021, ngành thịt chế biến sẽ tăng trưởng với tốc độ bình quân là 2,2% về sản lượng và 1,9% về doanh số, tức là thấp hơn 5 năm trước đó. Thị trường đầy tiềm năng nhưng có vẻ cũng xuất hiện "khe cửa hẹp", đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng và động lực tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

thay gi tu thuong vu kido mua lai 50 cong ty con cua dabaco ĐHCĐ KIDO: Sẽ liên kết với Dabaco, sắp có sản phẩm tương ớt liên kết với Thái Lan

Doanh thu thuần năm 2017 gấp 3,4 lần năm trước nhưng LNTT lại giảm 67% do năm 2016, KIDO còn ghi nhận 20% phần lợi ...

thay gi tu thuong vu kido mua lai 50 cong ty con cua dabaco Tổng giám đốc Trần Lệ Nguyên hé lộ diện mạo mới của KIDO

Ông Trần Lệ Nguyên – Tổng giám đốc KDC tiết lộ dự tính nới room ngoại lên 100% để dọn đường cho đối tác ngoại ...

thay gi tu thuong vu kido mua lai 50 cong ty con cua dabaco KIDO trình kế hoạch nới room lên 100%, dự lãi 490 tỷ đồng năm 2017

Doanh thu thuần năm 2017 gấp 3,4 lần năm trước nhưng LNTT lại giảm 67% do năm 2016, KIDO còn ghi nhận 20% phần lợi ...

Hoàng Kiều

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.