Thấy gì từ cơn sốt 'thời trang nhanh' Zara, H&M… tại Việt Nam?
Theo nhận định của Savills Việt Nam, sau một thời gian phát triển khá cầm chừng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang có những chuyển biến đáng kể, với sự góp mặt của hàng loạt các thương hiệu lớn từ các nhiều lĩnh vực nổi bật như thời trang hay cửa hàng tiện lợi.
Từ sau cơn sốt Zara, thị trường thời trang Việt Nam lại có cơ hội xôn xao khi Hennes & Mauritz AB (H&M) chính thức ra mắt ngay tại TPHCM trong tháng 9.2017. Độ phủ của hai thương hiệu này không còn xa lạ với những fashionista (tín đồ thời trang) trong nước, chưa kể đến việc Uniqlo lừng danh Nhật Bản cũng đã có kế hoạch thâm nhập thị trường trong thời gian tới.
Theo kinh nghiệm làm việc với hai đối tác trên của bộ phận Bản lẻ Savills, Việt Nam luôn được đánh giá cao về sức tiêu thụ hàng ngoại nhập, bất kể nền kinh tế đang cộng hay trừ. Đối với thị trường nước ta, đơn vị quản lý Zara tại Indonesia cũng áp dụng một chính sách giá đặc biệt, thấp hơn các nước trong cùng khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia… từ 15-20%, với những mã hàng chọn lọc. Đối với hãng, phương châm làm nên chiến lược định giá là khảo sát mức tiêu thụ, thu nhập của từng thị trường và định giá sản phẩm dựa trên mức mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra.
Sau Zara, các “anh em” nhà Inditex như Straparius, Pull&Bear, Massimo Dutti cũng lần lượt thâm nhập thị trường Việt Nam, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng đầy tiềm năng.
Tại Việt Nam, giá thành của H&M cũng được dự đoán sẽ thấp hơn Zara, và mục tiêu hướng đến lượng người mua cao nhất cũng thể hiện trong tiêu chí chọn mặt bằng bán lẻ với diện tích từ 2.000 – 3.000 mét vuông của hãng. Tại Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia thứ 4 sau Singapore, Malaysia và Thái Lan mà thương hiệu này có mặt. Trong tương lai, sự góp mặt của Uniqlo với những mô hình bán lẻ đặc trưng từ Nhật Bản cũng hứa hẹn sự sôi động cho thị trường này.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch kinh tế, với những thay đổi sâu sắc trong hành vi tiêu dùng của khách hàng. Cách đây khoảng 4-5 năm, các khảo sát từ nhiều đơn vị uy tín quốc tế đã nhận định rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam cần 1 thập kỉ để phát triển. Nhưng đến nay, nhiều chuyên gia đã thật sự bất ngờ với những gì họ đang chứng kiến.
“Bước đột phá đầy ấn tượng của thị trường xuất phát từ nhu cầu mua sắm hàng ngoại nhập giá bình dân bị dồn nén, và sự thỏa mãn nhỏ giọt từ hàng xách tay. Minh chứng cho điều này chính là doanh thu của Zara Việt Nam hiện nằm trong top 5 cửa hàng bán tốt nhất toàn cầu của hang và thứ bậc trên cũng tạo thêm động lực mạnh mẽ cho các nhà mốt khác như Uniqlo, Forever21… gia nhập vào thị trường Việt” – Savills nhận định.
Bán lẻ Việt Nam: Ấn tượng từ làn sóng 'thời trang nhanh' Báo cáo từ Bộ phận bán lẻ của Công ty Savills Việt Nam cho rằng cuộc đổ bộ của hàng loạt thương hiệu “thời trang ... |
Sau hai tháng ra mắt tại Sài Gòn, 7-Eleven ra sao? Hơn hai tháng chính thức đặt chân đến TP.HCM, 7-Eleven đã mở 4 cửa hàng. Tuy nhiên, lượng khách mua sắm sau giai đoạn tò ... |
Jeff Bezos bị soán ngôi giàu thứ hai thế giới chỉ sau 1 đêm Căng thẳng toàn cầu leo thang gây ra tình trạng bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ hôm thứ Năm (10/8), làm giảm 42,7 tỷ ... |