TCM - Sự “nổi giận” của thị trường với một cổ phiếu đầu ngành
Đồng thời, ngay từ chính nội lực doanh nghiệp đã làm thất vọng vô số nhà đầu tư đặt niềm tin vào TCM.
Diễn biến giao dịch của TCM trong thời gian gần đây
Có những thời điểm, TCM giao dịch ở mức 40-41.000 đồng/cổ phiếu nhưng hiện tại chỉ còn giá 14.500 đồng, giảm hơn 60% giá trị.
Lao dốc thảm trong tuần qua, giá cổ phiếu này đánh mất gần 9% chỉ trong 5 phiên giao dịch. Đồng thời phá luôn đáy ngắn hạn vừa mới lập trong vài tuần trước, nhưng khối lượng giao dịch lại theo chiều hướng sụt giảm khi lực cầu tham gia bắt đáy thấp chỉ đạt 182 nghìn đơn vị/phiên.
Đồ thị giá TCM |
Trong 1 năm qua, TCM đánh mất hơn 51% giá trị, khối lượng giao dịch trung bình đạt hơn 440 nghìn đơn vị/phiên. Đồ thị tạo nhiều lớp sóng nhưng luôn nằm trong trend giảm, vào những thời điểm quá bán TCM được nhà đầu tư kỳ vọng đã tạo đáy nhưng cũng chính thị trường trả lời lại là mức độ giảm giá hiện tại còn chưa đủ cho trạng thái kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức của thị trường và niềm tin của nhà đầu tư
Trong cuốn sách “chiến lược đầu tư chứng khoán” của David Brown và Kassandra Bentley viết, “khi doanh thu của một công ty thấp hơn dự đoán 1 xu, giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm 30,40 hay thậm chí 50% hoặc hơn nữa”.
Điều này được lý giải phần nào cho diễn biến giá của TCM vì doanh thu giảm xuống là điềm báo chẳng lành cho những gì sắp diễn ra với cổ phiếu trong thời gian tới.
Dù cho quan điểm này không đúng tuyệt đối, nhưng không ít nhà đầu tư vào TCM đã giảm kỳ vọng tiềm năng doanh thu trong tương lai của công ty, do đó, dẫn tới sự sụt giảm của giá cổ phiếu.
Vào những thời điểm “cơn điên” sóng của phiếu ăn theo TPP được diễn ra, quý II/2015, lợi nhuận TCM còn đạt mức gần 53 tỷ đồng, nhưng quá trình đi xuống bắt đầu được báo hiệu bằng quý tiếp theo khi chỉ đạt mức 45 tỷ đồng lợi nhuận. Chưa dừng ở đây, quý IV/2015 và I/2016 lợi nhuận đều ở mức 22 tỷ đồng.
Tuy nhiên không phải mọi nhà đầu tư đều nhận ra điều này. Cuốn sách trên cho rằng, “nhận thức thị trường có thể thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng, nhưng biến động giá cổ phiếu cần có thời gian mới trở thành một làn sóng nhận biết tràn ngập trên thị trường”. Ban đầu thông tin chỉ giới hạn với những người theo sát công ty đó, như những phân tích hay nội bộ công ty. Nhưng sau đó sẽ lan rộng ra.
Nhưng đây cũng chính là thời điểm và cơ hội cho những nhà đầu tư giá trị bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi, những nhà đầu tư giá trị nửa vời vội vàng đánh giá giá trị doanh nghiệp mà không đánh giá được triển vọng tương lai của doanh nghiệp thì đã “êm đẹp” nằm trong nhóm cắt lỗ.
Góc nhìn các nhà phân tích
Doanh thu và lợi nhuận của TCM tăng trưởng trái chiều trong 9 tháng năm 2016. Doanh thu thuần đạt 2.308 tỷ đồng, tăng nhẹ 7,6% trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 90 tỷ đồng, giảm sâu 31,8%. Nguyên nhân từ 3 mảng kinh doanh chính.
Mảng sợi, các nhà phân tích của chứng khoán Bản Việt cho rằng, sự phục hồi của mảng kinh doanh sợi trong quý 3 dự kiến sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn. TCM cho biết mảng sợi cần biên gộp ít nhất 4-5% để có thể bù đắp hết các chi phí khác. Tỷ lệ sử dụng nội bộ hiện tại khoảng 30-35% và trong tương lai TCM sẽ nâng tỷ lệ này lên 45% để tăng hiệu quả chung của toàn công ty.
Hai nhà máy Sợi 1 và Sợi 2 với tổng công suất 3.000-4.000 tấn có thể sẽ được cắt giảm để chuyển sang làm vải dệt. Tuy nhiên đây cũng chỉ mới là định hướng tái cơ cấu chung chứ chưa có lịch trình cụ thể.
Mảng kinh doanh bán lẻ của E-Land tại Trung Quốc tiếp tục chậm lại tạo ra mối đe dọa cho TCM trong năm 2017. Khách hàng chính của TCM, E-land đã cắt giảm đơn hàng do gặp khó khăn trong mở rộng mảng bán lẻ tại Trung Quốc.
Trong bối cảnh 70% đơn hàng may mặc của E-Land tại TCM được phân phối đến các cửa hàng tại Trung Quốc, và cùng với không có tín hiệu rõ ràng nào cho các thị trường thay thế của tập đoàn bán lẻ này.
Điểm sáng duy nhất, mảng vải dệt xuất khẩu là điểm sáng. Toàn bộ số vải đang được xuất đi Nhật với biên lợi nhuận khá cao và ổn định ở mức 22-24%. TCM cho biết đang tiến hành đầu tư mở rộng công suất từ 7 triệu mét vải lên 10 triệu mét vải/năm với chi phí đầu tư khoảng 2-3triệu USD.
Còn các nhà phân tích tại BVSC cho rằng TCM đang thiếu những động lực tích cực lên giá cổ phiếu trong năm sau: (i) Cạnh tranh trong ngành đang trở lên gay gắt, biên lợi nhuận may mặc trên chiều hướng giảm; (ii) Sự phụ thuộc vào E-Land từ thế mạnh đang trở thành điểm yếu của TCM; (iii) Giá bông trên đà hồi phục, trong khi giá sợi tăng chậm; (iv) TPP khả năng cao tiếp tục bị trì hoãn.
Tuy vậy, các nhà đầu tư giá trị bắt đầu chú ý khi TCM bắt đầu tăng trưởng trở lại trong quý III vừa rồi. Hiện tại, EPS 4 quý gần nhất của TCM đạt 2.260 đồng/cổ phiếu, P/E với mức giá cuối tuần qua là 6,4 lần, đây cũng được xem là hấp dẫn với công ty nếu tình hình kinh doanh của công ty được cải thiện trong thời gian tới.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/