Tăng trưởng lợi nhuận quý I gấp rưỡi cùng kỳ, Vietnam Airlines vẫn 'hít khói' Vietjet
Vietnam Airlines đã khai thác nhà ga mới tại sân bay Phù Cát (Quy Nhơn) | |
Vietnam Airlines muốn mở một công ty chuyên chở hàng hóa nhằm đẩy mạnh tăng trưởng |
CTCP Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - Mã: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu thuần trên 24.400 tỷ đồng, tăng trưởng 17%. Tuy vậy, giá vốn tăng mạnh hơn khiến cho biên lợi nhuận gộp của công ty giảm từ 16% xuống còn 15%.
Cơ cấu doanh thu cho thấy, Vietnam Airlines đạt 20.054 tỷ đồng trong quý từ hoạt động vận tải hàng không (chiếm tỷ trọng 81%), tăng gần 15%; các hoạt động khác cũng đều tăng trưởng doanh thu nếu so với quý I/2017.
Doanh thu tài chính tăng 8% đạt 261 tỷ đồng, chi phí tài chính cắt giảm được 18% còn gần 790 tỷ đồng (chủ yếu giảm giảm khoản lỗ tỷ giá). Trong quý, Vietnam Airlines ghi nhận khoản lợi nhuận khác 110 tỷ đồng, tăng trưởng 71% so với cùng kỳ. Khoản thu nhập khác tăng mạnh trên 50% so với năm ngoái không được HVN thuyết minh rõ ràng.
Kết thúc 3 tháng đầu năm, Vietnam Airlines lãi sau thuế 1.137 tỷ đồng, tăng trưởng gấp rưỡi so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh quý I của Vietnam Airlines |
Tính đến thời điểm 31/3/2018, tổng tài sản của Vietnam Airlines đạt gần 89.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng thêm hơn 2.600 tỷ đồng đến từ việc tăng tiền và tương đương tiền.
HVN đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gấp rưỡi trong quý I |
Kết quả tăng trưởng của HVN ấn tượng là vậy, tuy nhiên nếu đem so với đối trực tiếp VJC vẫn cho thấy sự thua kém rõ rệt.
Trong quý I, Vietjet Air đạt tổng doanh thu 12.560 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.366 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 146% và 263% so với quý I/2017.
Việt Nam được đánh giá có thị trường hàng không hấp dẫn nhất khu vực, với tỷ lệ người được bay còn thấp và du lịch đang phát triển mạnh.
Hai hãng hàng không lớn nhất thị trường Vietnam Airlines và Vietjet Air gần như chiếm toàn bộ thị phần nội địa tuy nhiên lại đại diện cho 2 mô hình kinh doanh khác nhau. Với HVN là mô hình FSC (Full Services Carrier) còn VJC là mô hình LCC (Low Cost Carrier).
Mô hình LCC của Vietjet hiện đang có nhiều lợi thế hơn so với FSC của Vietnam Airlines trong bối cảnh của Việt Nam thời điểm hiện tại, tuy nhiên tỷ lệ thâm nhập của LCC tại thị trường Việt Nam đã gần như tương đương với trung bình Đông Nam Á, do đó tăng trưởng trong thời gian tới có xu hướng chậm lại.
Khác biệt giữa mô hình là lý do giải thích chênh lệnh tốc độ tăng trưởng giữa hai hãng hàng không hàng đầu Việt Nam.