'Tăng thuế VAT không tác động nhiều đến người nghèo'
Toàn cảnh buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 8/2017. (Ảnh: VGP) |
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 vào chiều nay (ngày 30/8), bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính trả lời nhiều ý kiến mà gần đây báo chí phản ánh liên quan đến đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) của bộ này.
Cụ thể, báo chí dẫn nhiều ý kiến cho rằng tăng thuế VAT sẽ khiến người nghèo, người thu nhập thấp chịu gánh nặng hơn người giàu. Đại diện Bộ Tài chính cho biết, Luật thuế giá trị gia tăng có 25 nhóm hàng hóa không chịu thuế, chỉ có 15 nhóm hàng phải chịu mức thuế 5%.
“Trong khi, theo kết quả khảo sát năm 2015 do Tổng cục Thống kê công bố, nhóm thu nhập thấp chi khoảng 59,6% để mua lương thực thực phẩm và chi cho giáo dục. Mà hiện nay, nhóm y tế, giáo dục đang không phải chịu thuế, ngành hàng lương thực thực phẩm trực tiếp sản xuất cũng không phải chịu thuế, chỉ có lương thực thực phẩm để kinh doanh mới phải chịu mức thuế VAT 5%. Các ngành hàng như thuốc chữa bệnh, hàng sản xuất đầu vào đang có mức thuế VAT là 5%, Bộ Tài chính dự kiến sẽ tăng lên 6%; mức thuế phổ thông 10% dự kiến tăng lên 12% cho nhóm hàng hóa còn lại”, bà Mai nói.
Vì vậy, Bộ Tài chính đánh giá: việc tăng thuế VAT nếu được thông qua cũng sẽ không tác động nhiều lên người dân, đặc biệt là với người nghèo, người thu nhập thấp. Thực tế, nhà nước luôn có các chính sách an sinh xã hội dành cho nhóm đối tượng này như hỗ trợ tiền điện, xây dựng nhà ở cho người nghèo, người có công…
Còn về nghi vấn: Đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng có ảnh hưởng làm tăng lạm phát không, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phối hợp với Ngân hàng Thế giới và kinh nghiệm lịch sử cho thấy là có nhưng tương đối hạn chế.
Bộ khẳng định, điều chỉnh thuế giá trị gia tăng cần xem xét theo hướng không chỉ điều chỉnh tăng mà còn phải làm sao cho tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí. Chính phủ đã chỉ đạo đồng bộ về việc cơ cấu lại cả thu và chi ngân sách nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, cơ cấu luật nợ công, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước…
Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế VAT từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019, đồng chuyển nhiều nhóm hàng hoá, dịch vụ sang áp thuế VAT 10%, trong đó có nước sạch, một số loại máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, giáo dục, những nhóm còn lại tăng lên 6%. Nhận định về đề xuất này, ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright cho rằng, cần thận trọng với quyết định tăng thuế VAT vì thuế này nhìn chung có tính “lũy thoái”, do vậy sẽ đánh vào người thu nhập thấp nặng nề hơn. Ông phân tích: người tiêu dùng, bất kể thu nhập cao hay thấp, đều phải đóng cùng một mức thuế VAT cho cùng một sản phẩm chịu thuế. Song do người thu nhập thấp phải dành một tỷ trọng thu nhập lớn hơn cho tiêu dùng nên gánh nặng thuế họ phải chịu sẽ chiếm một tỷ trọng cao hơn so với thu nhập. Tăng thuế VAT vì vậy sẽ làm người thu nhập thấp bị tổn thương nhiều hơn, do vậy khó được chấp nhận dưới góc độ công bằng... |
Đề xuất 'sốc' tăng thuế VAT: Người nghèo chịu hậu quả nặng nề hơn Nhiều chuyên gia cho rằng, tăng thuế VAT trong hoàn cảnh nào cũng sẽ có nhiều tác động tiêu cực tới cả doanh nghiệp và ... |
Tăng thuế VAT: Cần kích thích tiêu dùng trong dân chứ không phải tăng thu từ thuế! Theo PGS.TS Ngô Trí Long, việc tăng thuế VAT sẽ khiến giá cả các mặt hàng tăng lên, kéo theo tiêu dùng giảm nên chưa ... |
Đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%, nước ngọt chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng lên 12% áp dụng ngay từ năm 2019 và đề ... |