|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tài xế không hài lòng với chính sách phạt khách hủy chuyến của Grab

19:30 | 31/05/2018
Chia sẻ
Nhiều tài xế khẳng định chính sách phạt khách hủy chuyến tùy tiện của Grab sẽ không nâng cao ý thức của hành khách và cải thiện chất lượng dịch vụ.
tai xe khong hai long voi chinh sach phat khach huy chuyen cua grab Giới tài xế sốt ruột vì ứng dụng gọi xe Việt bỏ lỡ cơ hội bám sát Grab

Grab Việt Nam vừa công bố chính sách phạt hủy chuyến đối với hành khách. Mức phạt sẽ là 10.000 đồng cho mỗi lần hủy chuyến.

Trong thông báo, Grab nhận định hành vi huỷ chuyến sẽ gây nhiều bất tiện cho cả đối tác tài xế và khách hàng. Đối tác tài xế rơi vào thế bị động hơn khi sắp xếp các cuốc xe, còn khách hàng khó đặt xe hơn khi hủy chuyến nhiều lần. Do đó, hãng quyết định áp dụng chính sách phạt đối với hành vi hủy chuyến của khách sử dụng dịch vụ di chuyển của Grab - gồm GrabCar, GrabTaxi, GrabBike, chứ chưa áp dụng cơ chế phạt đối với các dịch vụ GrabFood, GrabExpress.

Chính sách phạt có hiệu lực nếu khách hủy từ 6 chuyến trở lên trong 7 ngày. Khi hủy từ 6 chuyến trở lên trong 7 ngày, khách sẽ phải kết nối thẻ tín dụng với cổng thanh toán GrabPay để tiếp tục sử dụng dịch vụ.

tai xe khong hai long voi chinh sach phat khach huy chuyen cua grab
Chính sách phạt khách hủy chuyến chưa làm hài lòng một bộ phận tài xế Grab. Ảnh: Luân Thường

Hà Trung Bách, một tài xế Grab ở khu vực quận 1, TP Hồ Chí Minh, cảm thấy vui vì chính sách mới của Grab.

"Uber từng áp dụng chính sách phạt khách hủy chuyến ngay từ khi họ vào Việt Nam. Có lẽ nhờ chính sách ấy mà tôi thấy đa số hành khách của Uber cư xử văn minh hơn hẳn so với hành khách sử dụng Grab", Bách tâm sự.

Bách nói thêm rằng, theo nguyên tắc của Uber, khi người dùng gọi xe, tài xế nhận chuyến sẽ cần thời gian để di chuyển tới điểm đón. Hãng sẽ dùng phí phạt huỷ chuyến để chi trả và bù tiền di chuyển cho tài xế. Tại mọi thời điểm yêu cầu huỷ chuyến, tài khoản của người dùng có thể giảm vì phí hủy chuyến.

Việc người dùng phải chịu phí hủy chuyến hay không phụ thuộc vào thời điểm quyết định hủy yêu cầu gọi xe đó. Phí hủy chuyến cũng sẽ khác nhau tại mỗi thành phố và phụ thuộc vào loại xe.

tai xe khong hai long voi chinh sach phat khach huy chuyen cua grab
Nhiều tài xế muốn Grab chuyển phí phạt hủy chuyến của khách vào tài khoản của tài xế nhận cuốc. Ảnh: Luân Thường

Phạm Minh Kế, một tài xế Grab ở quận Long Biên, thành phố Hà Nội, nhận định chủ trương phạt khách hủy chuyến là đúng đắn, nhưng hãng nên áp dụng với mọi cuốc, chứ không nên chờ sau khi khách hủy hơn 6 chuyến trong một tuần.

"Đa số khách không gọi xe tới 6 lần trong một tuần. Vì thế, họ cảm thấy khá thoải mái khi hủy 3,4 hoặc 5 chuyến nên ý thức của họ sẽ không tăng", Kế nhận xét.

Đặng Trấn Nguyên, một tài xế ở quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, nói rằng Grab chỉ nên "tha" cho khách một lần mỗi tuần.

"Khi khách hủy chuyến đầu tiên trong tuần, hãng nên cảnh báo rằng họ sẽ phải chịu phí hủy chuyến từ lần sau để họ có ý thức hơn", Nguyên nói.

Vũ Bá Thuật, một tài xế ở quận Hà Đông, Hà Nội, lo ngại rằng ý thức của khách sẽ không thay đổi bởi chính sách phạt hủy chuyến.

"Nếu hủy chuyến tới 6 lần trong vòng 7 ngày, họ có thể gọi xe từ ứng dụng khác hay vẫy xe ôm truyền thống. Tôi ủng hộ việc phạt đối với mọi lần hủy", Thuật nói.

Một số tài xế cho rằng Grab nên chuyển tiền phạt khách cho đối tác nhận cuốc.

"Nếu Grab trừ tiền của khách rồi cho vào túi họ thì tài xế vẫn thiệt, bởi họ phải di chuyển tới điểm hẹn để đón khách mà lại chẳng được gì. Rốt cuộc thì chính sách này chỉ làm lợi cho hãng", Lương Công Hoán, một tài xế ở TP Hồ Chí Minh, lập luận.

Ngô Chấn Huy, một tài xế ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho rằng đây không phải là động thái quan tâm tới tài xế.

"Grab làm vậy để ngăn chặn tình trạng tài xế nhờ khách hủy chuyến xa. Phạt khách đấy nhưng tài xế có hưởng thêm lợi ích nào đâu", Huy giải thích.

tai xe khong hai long voi chinh sach phat khach huy chuyen cua grab Grab tiếp tục triển khai dịch vụ giao món ăn ở 4 nước Đông Nam Á

Dịch vụ giao món ăn GrabFood sẽ xuất hiện ở Malaysia, Singapre, Việt Nam, Philippines sau khi ứng dụng UberEats ngừng hoạt động hôm 27/5.

Luân Thường

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).