|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Start-up chia sẻ xe đạp sẽ giúp khách kiếm tiền ảo khi đạp xe

09:23 | 03/01/2018
Chia sẻ
Khách hàng có thể kiếm tiền ảo trong lúc đạp xe là lời cam kết của một công ty cung cấp dịch vụ xe đạp dùng chung ở Singapore.

Trang TNP đưa tin oBike, một công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe đạp ở Singapore, sẽ hợp tác với Tron, một công ty về công nghệ chuỗi khối ở Trung Quốc, để phát hành tiền ảo oCoin trong quý I năm nay. Khách hàng của oBike có thể sử dụng oCoin để thanh toán khi thuê xe và nạp vào ví điện tử.

"Nhờ sự hợp tác với Tron, khách hàng của chúng tôi sẽ có thể kiếm tiền ảo trong lúc đạp xe", oBike tuyên bố.

cong ty khoi nghiep tao dieu kien de khach kiem tien ao khi dap xe
Hơn 10 triệu người đang sử dụng dịch vụ chia sẻ xe đạp của oBike. Ảnh: littledayout.com

Khách hàng cũng có thể dùng oCoin để mua nội dung trực tuyến hoặc mọi ứng dụng trên nền tảng của Tron, bao gồm Uplive (ứng dụng phát video trực tiếp) và Peiwo (ứng dụng giống Snapchat nhưng thịnh hành ở Trung Quốc). Người dùng Peiwo có thể chat, chơi game, livestream.

Ông Tim Phang, tổng giám đốc oBike, nói với báo The New Paper rằng oBike là yếu tố rất phù hợp với hệ sinh thái của Tron.

"Giá trị nội tại của Tron hình thành từ giải trí và nội dung. Vì thế oBike phù hợp với hệ sinh thái của họ. Đạp xe là cách để kết nối giữa những hoạt động trực tuyến và đời thực",

Tron cũng có đồng tiền ảo của họ. Đó là Tronix - loại tiền ảo xếp thứ 18 toàn cầu về giá trị thị trường (2,6 tỷ USD) và có giá 0,04 USD.

Hiện tại hơn 10 triệu người ở hơn 20 nước - bao gồm Malaysia, Australia và Thụy Sĩ - đang sử dụng dịch vụ xe đạp chung của oBike. Hiện tại tiền ảo oCoin sẽ chỉ tương thích với ví điện tử của oBike, sống trong tương lai, ông Phảng muốn nó trở thành phương tiện thanh toán của mọi đối tác. Liên kết với Trốn chính là chiến lược để thực hiện tham vọng đó.

Kim Cương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.