|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sẽ bổ sung nội dung về CMCN 4.0 vào Đề án tăng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu

21:09 | 22/04/2017
Chia sẻ
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Công Thương chủ trì việc nghiên cứu, bổ sung nội dung liên quan đến cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) vào Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020.
se bo sung noi dung ve cmcn 40 vao de an tang canh tranh cho hang xuat khau
Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), kết quả xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam tương đối khả quan so với các năm trước song giá trị gia tăng nhiều nhóm ngành hàng như điện tử gia dụng, điện tử công nghệ cao… vẫn còn thấp. (Ảnh minh họa)

Thứ trưởng cũng cho rằng, CMCN 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát chính là cơ hội quý Việt Nam cần nhanh chóng đón bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, nếu không định hướng được rõ ràng mục tiêu, cách thức tiếp cận và tham gia thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới giáo dục, phát triển KH&CN phù hợp thì sức ép đặt ra cho Việt Nam bởi cuộc CMCN 4.0.

Tuy nhiên, theo Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương, kết quả xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam tương đối khả quan so với các năm trước song giá trị gia tăng nhiều nhóm ngành hàng như điện tử gia dụng, điện tử công nghệ cao… vẫn còn thấp.

Trong trao đổi tại Diễn đàn CMCN 4.0, đề cấp đến vấn đề chuỗi cung ứng xuất khẩu và CMCN 4.0, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, CMCN 4.0 đưa đến những yếu tố mới tác động lên ngành công nghiệp xuất khẩu như: hình thành nhiều loại vật liệu mới; hình thành những sản phẩm mới phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; thay đổi cách thức sản xuất, tổ chức sản xuất; thay đổi hoạt động xuất khẩu.

Ông Hải cũng cho rằng, công nghiệp Việt Nam có đủ tiền đề cho việc phát triển CMCN 4.0 thời gian tới. Bởi lẽ, trong lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục, công nghệ sản xuất đã có bước thay đổi về trình độ theo hướng hiện địa, tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến trong giá trị sản xuất công nghiệp tăng, tỷ trọng công nghiệp khai thác giảm dần, cơ cấu xuất khẩu sản phẩm công nghiệp được chuyển dịch theo hướng có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn hơn.

“Mặc dù nước ta đang ở trình độ của nước đang phát triển với mức thu nhập trung bình thấp, nhưng theo thống kê chưa đầy đủ thì đã có 55% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh và 54% nối mạng Internet, đứng thứ 5 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, ông Hải cho hay.

Vị Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cũng chỉ rõ bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Điển hình như, tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP còn cách khá xa so với các nước trong ASEAN, năng xuất lao động thấp, trình độ KH&CN của ngành công nghiệp còn chưa cao.

Ông Hải đánh giá: “Tốc độ và quy mô của CMCN 4.0 sẽ rất nhanh và rộng. Nếu không có những hành động có mục tiêu ngay từ ngày hôm nay cho những thay đổi ngắn hạn và xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng, chúng ta có thể phải đối mặt với gia tăng thất nghiệp và mất bình đẳng, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng thị trường ngày một thu hẹp”.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu cũng cho biết thêm, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất đảm bảo Việt Nam “không bỏ lỡ con tàu” CMCN 4.0. Các nhóm giải pháp này, theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu, đã bao quát đầy đủ, giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để phát triển sản xuất công nghiệp theo CMCN 4.0, từ đó tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.

“Vấn đề đặt ra là không chỉ các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương mà cần cả hệ thống chính trị, xã hội, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp chung tay triển khai”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu nói.

M.T