SCIC sẽ thoái vốn tại 137 doanh nghiệp trong giai đoạn 2017 - 2020
Bộ Tài Chính có báo cáo lên Chính phủ về phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020 của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Theo kế hoạch, đến năm 2020, SCIC dự kiến cổ phần hóa thêm 5 doanh nghiệp, tiếp tục đầu tư nắm giữ vốn tại 3 doanh nghiệp, bán vốn giai đoạn 2017 – 2020 tại 137 doanh nghiệp, tiến hành giải thể phá sản 3 doanh nghiệp. Trong đó kế hoạch riêng năm 2017, SCIC sẽ thực hiện bán vốn tại 107 doanh nghiệp trực thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau.
SCIC trình phương án bán vốn tại 137 doanh nghiệp từ nay đến năm 2020 |
SCIC đề nghị chỉ nắm giữ vốn dài hạn tại 3/9 doanh nghiệp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nắm vốn. Cụ thể, danh sách bao gồm Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (nắm 100% vốn) nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của SCIC. Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến Đá An Giang, do doanh nghiệp này nằm trên địa bàn biên giới, SCIC đề nghị cổ phần hóa và tiếp tục nắm giữ 51% vốn điều lệ.
Danh sách 3 công ty SCIC nắm vốn dài hạn |
Công ty TNHH 2TV Đầu tư Thương mại Tràng Tiền, hiện tại SCIC đang nắm 90% vốn, do đây là doanh nghiệp mang tính lịch sử, văn hóa đặc biệt của Thủ đô, SCIC đề nghị cổ phần hóa và tiếp tục nắm giữ 51% vốn.
Về danh sách 10 doanh nghiệp Chính phủ chỉ đạo thoái vốn, SCIC đề nghị giữ lại 2 doanh nghiệp bao gồm CTCP Viễn thông FPT (SCIC hiện nắm 50,16% vốn cổ phần) do đây là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực viễn thông có hạ tầng mạng. Cùng với đó là CTCP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (SCIC đang nắm 46,64% vốn) do đây là doanh nghiệp khai thác khoáng sản quy mô lớn.
Đối với 6 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cảng, trong đó có 3 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cảng biển (gồm Cảng Quảng Bình, Cảng Vĩnh Long, Cảng Thuận An), SCIC đề nghị thoái toàn bộ vốn, do lĩnh vực cảng biển ko thuộc nhóm doanh nghiệp nhà nước nắm giữ vốn.
SCIC đề xuất phương án cổ phần hóa đối với 5 doanh nghiệp trong đó 4 công ty sẽ được tiến hành trong năm 2018 và 1 công ty còn lại là Đầu tư và phát triển HPI (SCIC nắm 100% vốn) sẽ tiến hành cổ phần hóa ngay trong tháng 8/2017.
5 công ty SCIC đề xuất phương án cổ phần hóa |
Trong danh sách 137 doanh nghiệp SCIC dự định bán vốn, đáng chú ý có những cái tên như CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk (bán 39%), CTCP Traphaco (bán 36% vốn), Dược Hậu Giang (bán 43% vốn), CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (bán 50% vốn), Nhựa Thiếu niên – Tiền phong, Nhựa Bình Minh (lần lượt bán 37% và 30% vốn), tập đoàn Bảo Việt bán 3%, Ngân hàng TMCP Quân đội bán 10%...
Trường hợp thoái vốn 35% tại CTCP Gang thép Thái Nguyên đợt tháng 4 vừa qua, SCIC thực hiện trực tiếp theo chỉ đạo của Chính phủ.
3 công ty nằm trong danh sách phá sản bao gồm CTCP Dịch vụ nuôi thủy đặc sản Thừa Thiên Huế, CTCP dịch vụ thương mại công nghiệp, và CTCP XNK Vĩnh Lợi.
Các công ty trong diện phá sản của SCIC |
Ngoài ra bộ Tài chính cũng đã thực hiện lấy ý kiến của các tỉnh thành, các bộ ngành liên quan để bố sung thông tin gửi Chính phủ. Trong đó, tỉnh An Giang có 7 doanh ngiệp do SCIC đại diện vốn, thành phố Hà Nội, Bộ Công Thương, bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường tất cả đều đồng thuận với phương án của Bộ Tài chính đưa ra trình Chính phủ.