|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

SCIC bán cổ phần Mía đường Thanh Hóa giá khởi điểm 632.000 đồng/cp

09:07 | 21/09/2016
Chia sẻ
28.433,5 cổ phần của CTCP Mía đường Thanh Hóa được Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) bán đấu giá thỏa thuận với giá khởi điểm 632.000 đồng/cp.

Thời gian nhà đầu tư đặt tiền mua từ ngày 20 đến 28/9/2016.

So với mệnh giá là 100.000 đồng/cp thì giá chào bán của SCIC gấp hơn 6,3 lần. Nếu thành công trong, SCIC sẽ thu về gần 18 tỷ đồng.

Mía đường Thanh Hóa được thành lập năm 1993, tiền thân là Công ty Mía đường Thanh Hóa với nhiệm vụ kinh doanh chính là vận tải mía nguyên liệu, kinh doanh đường. Hiện Công ty có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, SCIC nắm giữ 28.433,5 cổ phần, tương đương 28,43% vốn.

Năm 2015, Công ty đạt doanh thu 26,7 tỷ đồng, lãi sau thuế 4,5 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2016, doanh thu thuần đạt 23,7 tỷ đồng; lãi sau thuế 535 triệu đồng, thực hiện 15% kế hoạch năm.

Từ hồi tháng 7/2016, Tổ chức Lương - Nông Liên hợp quốc (FAO) công bố giá lương thực trên thế giới trong tháng 6 đã tăng 4,2% so với tháng 5, mức tăng hàng tháng mạnh nhất trong 4 năm qua và là mức tăng liên tục trong 5 tháng gần đây. Nguyên nhân do Brazil, nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới vừa phải hứng chịu một đợt mưa rào cản trở việc thu hoạch mía.

Thời điểm này, doanh nghiệp Việt Nam đang bắt đầu bước vào mùa sản xuất hàng Tết nên nhu cầu đường đang tăng. Tin từ báo Người lao động, ông Nguyễn Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết đường là mặt hàng rất nhạy cảm, liên thông với giá thế giới nên rất khó dự báo giá.

Bộ Công Thương vừa đấu giá thành công hạn ngạch thuế nhập khẩu 85.000 tấn đường sẽ giúp bình ổn phần nào giá đường trong nước. Tuy nhiên, khó tránh khỏi tình trạng giá đường tiếp tục leo thang theo đà tăng trên thế giới, ông Hải nhận định.

Tiến Vũ

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.