|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Rau quả, thủy sản còn nhiều dư địa phát triển

21:48 | 24/05/2017
Chia sẻ
Khác với những năm trước khi lúa gạo và chăn nuôi được xem là những mặt hàng chủ lực của ngành nông nghiệp, năm nay, các chuyên gia nông nghiệp cho hay, rau quả, thủy sản sẽ là những sản phẩm mang lại nhiều giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp, đặc biệt nếu khâu chế biến được đầu tư mạnh hơn.
rau qua thuy san con nhieu du dia phat trien
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Ipsard phát biểu tại hội thảo. Các chuyên gia nông nghiệp cho hay, rau quả, thủy sản sẽ là những sản phẩm mang lại nhiều giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp(Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Tại hội thảo về triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam, do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) và Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội tổ chức ngày hôm nay 24-5, ông Sergio Araujo, Ban Thương mại và Thị trường của FAO Rome cho hay, nhu cầu các sản phẩm nông sản trên thị trường thế giới có dấu hiệu bão hòa, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc do tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số chậm lại.

Theo đó, sẽ không có các "cú sốc" về giá nông sản như năm 2008 mà theo dự báo, giá các mặt hàng nông sản sẽ chững lại hoặc giảm nhẹ, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung nhiều mặt hàng nông sản đang ở mức tương đối dồi dào.

Cũng tại hội thảo trên, Viện trưởng Ipsard Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho hay, năm 2017 diễn biến về chính trị, kinh tế và thị trường thế giới phức tạp đã tác động lớn tới ngành nông nghiệp Việt Nam. Những bất ổn mà ông Tuấn kể ra như các nền kinh tế mới nổi tập trung hơn vào phát triển thị trường nội địa; các thị trường phát triển dần bão hòa và tăng bảo hộ; kinh tế Trung Quốc - một thị trường mà nông sản Việt Nam phụ thuộc rất lớn - có mức tăng trưởng chậm hơn, chuyển hướng sang tiêu dùng nội địa.

“Đây là những thách thức lớn cho việc duy trì tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nông nghiệp, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp cũng như đảm bảo sinh kế bền vững cho cư dân nông thôn”, ông Tuấn nói.

Bên cạnh đó, xu hướng thị trường nông sản quốc tế cũng được dự báo có những thay đổi lớn theo hướng tiêu dùng hàng hóa có giá trị cao hơn trong khi tăng trưởng tiêu dùng sẽ chậm lại so với thập kỷ trước; giá nông sản thực tế có xu hướng giảm nhẹ trong dài hạn...

Trước tình hình đó, theo ông Tuấn, Việt Nam cần xác định lại động lực chính thúc đẩy ngành nông nghiệp đi lên là tăng năng suất, chất lượng và xác định vị thế của từng ngành hàng nông sản trên thị trường toàn cầu để ưu tiên nguồn lực phát triển…

Trong đó, theo ông Tuấn, hai mặt hàng rau quả và thủy sản còn nhiều dư địa phát triển và Việt Nam có lợi thế nhất. Do đó, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh phát triển chuỗi sản phẩm, tăng cường khâu chế biến để tạo đà thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp.

Trong vài năm gần đây, rau quả cho thấy là các sản phẩm có nhiều tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam khi thành tích xuất khẩu liên tục tăng mạnh qua từng năm, đặc biệt là các nhà xuất khẩu Việt Nam đã mở cửa thành công một số thị trường phát triển, giá cao, qua đó tăng cơ hội đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro thị trường.

Thùy Dung

S&P 500 tiến sát đỉnh khi thị trường tiếp tục lạc quan với chính sách của Tổng thống Trump
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch thu hút 500 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ.