|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Rà soát áp dụng CBPG bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia

15:10 | 03/10/2021
Chia sẻ
Sau một năm áp dụng tự vệ, Bộ Công Thương sẽ rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) sản phẩm bột ngọt nhập từ Trung Quốc và Indonesia.

Bộ Công Thương sẽ rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt được phân loại theo mã HS 2922.42.20 có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia (mã vụ việc AR01.AD09).

Trước đó, ngày 22/7/2020, Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia.

Kết quả điều tra theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Luật quản lý Ngoại thương cho thấy, hàng nhập khẩu bán phá giá đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Rà soát áp dụng CBPG bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia - Ảnh 1.

Biện pháp CBPG đối với bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc và Indonesia sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm. (Nguồn: Ajinomoto)

Cơ quan điều tra cũng xác minh biên độ phá giá cụ thể của các doanh nghiệp Trung Quốc và Indonesia để đề xuất mức thuế chống bán phá giá tương ứng.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá cao nhất trong kết luận điều tra chính thức không thay đổi so với kết luận sơ bộ, ở mức 6.385.289 đồng/tấn.

Biện pháp chống bán phá giá đối với bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc và Indonesia sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm.

Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, sau một năm kể từ ngày áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức, các bên liên quan có quyền nộp hồ sơ đề nghị rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Để đảm bảo lợi ích cho tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến nghị các tổ chức, cá nhân đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc rà soát để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình tiến hành rà soát, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung rà soát; hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra rà soát.

Hoàng Anh

Vì sao thị trường chứng khoán Việt Nam bất ngờ giảm sâu phiên 24/5?
Theo nhà phân tích, hiện các yếu tố rủi ro có thể tác động trọng yếu đến thị trường chứng khoán là áp lực tỷ giá và lãi suất. Việc rung lắc tại vùng đỉnh cũ là bình thường. Quán tính giảm điểm của VN-Index có thể tạm thời chưa kết thúc, ngưỡng hỗ trợ gần quanh 1.240 – 1.250 điểm.