|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Quy định mới về thu hồi Giấy phép hoạt động TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

15:27 | 12/05/2017
Chia sẻ
Trong dự thảo nêu rõ về trình tự thủ tục thực hiện việc rút giấy phép hoạt động và thanh lý tài sản sau khi có quyết định chấm dứt hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
quy dinh moi ve viec thu hoi giay phep hoat dong tctd chi nhanh ngan hang nuoc ngoai
Một số TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (Ảnh: Internet)

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành dự thảo thông tư quy định về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đồng thời cũng quy định rõ về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện của TCTD, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Theo dự thảo thì cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng theo điều lệ của tổ chức và Thống đốc NHNN là người có quyền được ra quyết định việc thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động của các tổ chức được đề cập ở trên.

Kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định thông qua việc thu hồi Giấy phép hoặc có văn bản đình chỉ hoạt động thì người của tổ chức không được phép thực hiện các hoạt động sau: cất giấu, tẩu tán tài sản; thanh toán nợ không có bảo đảm; từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của TCTD.

Đồng thời cũng không được phép ký kết thỏa thuận, hợp đồng mới trừ các thỏa thuận, hợp đồng nhằm thực hiện chấm dứt hoạt động hay tặng, cho, cầm cố, thế chấp và cho thuê tài sản hoặc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài.

Quy trình thu hồi Giấy phép

Trong dự thảo cũng trình bày chi tiết quy trình thu hồi Giấy phép của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong 3 trường hợp cụ thể là tổ chức tự đề nghị thu hồi giấy phép, bị thu hồi giấy phép và bị phá sản.

Trường hợp tổ chức tự đề nghị thu hồi Giấy phép thì phải phải thuê tổ chức kiểm toán độc lập, cơ quan chuyên môn đánh giá thực trạng tài chính, định giá tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp trong quý gần nhất và trong năm liền kề trước thời điểm đề nghị. Đồng thời xây dựng phương án thanh lý tài sản trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán và lập hồ sơ gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Trường hợp bị thu hồi Giấy phép thì căn cứ kết quả thanh tra, giám sát; đề nghị của NHNN chi nhánh hoặc đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có tờ trình, đề nghị Thống đốc có văn bản đình chỉ hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày văn bản đình chỉ hoạt động có hiệu lực thi hành, TCTD, chi nhánh NH nước ngoài phải xây dựng xong phương án thanh lý tài sản kèm hồ sơ thu hồi Giấy phép.

Trường hợp tổ chức tín dụng bị phá sản, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có tờ trình đề nghị Thống đốc ra quyết định thu hồi Giấy phép sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Phân chia tài sản sau thu hồi Giấy phép

Sau khi có quyết định thu hồi giấy phép hoạt động hoặc phá sản thì việc phân chia tài sản sẽ được thực hiện theo thứ tự sau:

(1) Các khoản lệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật cho việc thực hiện thanh lý tài sản;

(2) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

(3) Các khoản nợ thuế;

(4) Các khoản chi trả cho người gửi tiền của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các khoản tiền gửi của người gửi tiền;

(5) Các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được ưu tiên thanh toán bằng chính tài sản thế chấp hoặc cầm cố đó.

(6) Các khoản nợ không có bảo đảm.

Trường hợp giá trị tài sản của TCTD sau khi đã thanh toán đủ các khoản lệ phí, chi phí thanh lý mà vẫn còn, thì phần giá trị tài sản còn lại được chia đều cho các cổ đông, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, thành viên góp vốn theo tỷ lệ góp vốn tại thời điểm thực hiện việc phân chia tài sản. Phần giá trị tài sản còn lại đối với chi nhánh NH nước ngoài còn lại sẽ do ngân hàng mẹ quản lý.

quy dinh moi ve viec thu hoi giay phep hoat dong tctd chi nhanh ngan hang nuoc ngoai Bổ sung hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng Mizuho và Liên doanh Việt - Nga

Chi nhánh của Ngân hàng Mizuho Bank được bổ sung Hoạt động bao thanh toán trong nước và Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga ...

quy dinh moi ve viec thu hoi giay phep hoat dong tctd chi nhanh ngan hang nuoc ngoai NHNN cấp phép kinh doanh ngoại hối cho hai chi nhánh ngân hàng ngoại

Ngân hàng Oversea-Chinese Banking Corporation LTD-Chi nhánh TP HCM và Ngân hàng Cathay United Bank – Chi nhánh Chu Lai được cấp phép kinh doanh ngoại ...

quy dinh moi ve viec thu hoi giay phep hoat dong tctd chi nhanh ngan hang nuoc ngoai Hé mở tình hình kinh doanh ngân hàng ngoại tại Việt Nam

Hoạt động cho vay, dịch vụ và kinh doanh ngoại hối là 3 mảng chính đóng góp vào thu nhập của ngân hàng ngoại tại ...

Diệp Bình