|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Phần 3] 5 xu hướng năng lượng năm 2019: Sức khỏe kinh tế thế giới quyết định nhu cầu dầu

07:00 | 09/01/2019
Chia sẻ
Financial Times tổng hợp 5 xu hướng quan trọng đáng theo dõi của ngành năng lượng thế giới trong 2019.

Nếu doanh số bán xe điện tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng (như đã đề cập trong phần 2), sẽ không mất quá nhiều thời gian trước khi điều này ảnh hưởng tới nhu cầu dầu toàn cầu.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tiêu thụ xe chở khách chạy bằng dầu có thể lên mức cao nhất trong nửa sau của những năm 2020. Tuy nhiên, rất khó để dự báo nhu cầu cao nhất đối với dầu vì ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng tiêu thụ dầu toàn cầu.

Trong báo cáo "kịch bản chính sách mới" của IEA, phản ánh cam kết chính phủ và công nghệ hiện tại, tổng nhu cầu dầu được dự báo tiếp tục tăng cho tới năm 2040, dù với tốc độ chậm hơn so với 25 năm qua.

Tình trạng của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng lớn tới nhu cầu dầu năm 2019

Trong ngắn hạn, nhân tố quan trọng hơn rất nhiều đối với nhu cầu dầu toàn cầu sẽ là tình trạng sức khỏe của nền kinh tế thế giới.

Lần cuối cùng tiêu thụ dầu thế giới giảm là vào năm 2008 - 2009, khi nhu cầu bị ảnh hưởng vì giá dầu tăng cao, với giá dầu thô Brent tăng trên 140 USD/thùng, và sau đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nền kinh tế thế giới giảm 2,1% trong năm 2009, ghi nhận đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng, và tiêu thụ dầu giảm 1,7%.

phan 3 5 xu huong nang luong nam 2019 suc khoe kinh te the gioi quyet dinh nhu cau dau
Ảnh minh họa.

Dường như khó có thể xảy ra sự sụt giảm như vậy một lần nữa, nhưng trong tháng 10/2018, IEA và OPEC đều giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong 2019, vì lo ngại về ảnh hưởng của giá dầu tăng cao và triển vọng kinh tế suy thoái. Kể từ đó, giá dầu đã giảm, nhân tố thúc đẩy tiêu thụ nhưng dự báo về nền kinh tế thế giới đã trở nên u ám hơn.

Ông Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, phát biểu hôm 4/1 rằng không có dấu hiệu về sự suy thoái với nền kinh tế Mỹ đang trưởng ở mức bền vững 3%, số lượng việc làm tăng mạnh, và các doanh nghiệp đang đầu tư lớn.

Sức khỏe của thị trường việc làm Mỹ dường như hỗ trợ nhận định trên.

Tuy nhiên, những chỉ số khác, như kết quả khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh tại Mỹ và những nơi khác, không mấy lạc quan. Với những yếu tố gồm chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và lãi suất gia tăng ảnh hưởng tới tăng trưởng, sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu dường như là điều có thể xảy ra.

Goldman Sachs gần đây giảm dự báo tăng trưởng trong nửa đầu năm nay, và gợi ý kinh tế Mỹ có thể giảm mạnh vào cuối năm 2019.

Sẽ có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới giá dầu trong 2019, gồm cả ảnh hưởng của nỗ lực ổn định thị trường của OPEC, sức mạnh của ngành dầu đá phiến Mỹ, quyết định thắt chặt lệnh trừng phạt Iran của ông Trump, và tác động của qui định vận chuyển năng lượng mới từ Tổ chức Hàng hải Quốc tế, sẽ có hiệu lực trong năm sau.

Mặc dù vậy, sức khỏe của nền kinh tế thế giới, và sức mạnh của nhu cầu dầu thế giới, có thể vượt qua tất cả những yếu tố trên.


Lyly Cao

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).