|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phái sinh chính thức vận hành 10/8: Cuối cùng NĐT đã có cơ chế bán khống phòng ngừa rủi ro

11:10 | 09/08/2017
Chia sẻ
Giai đoạn đầu, sản phẩm duy nhất được giao dịch trên thị trường phái sinh là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và phương thức thanh toán là 100% bằng tiền mặt. 
phai sinh chinh thuc van hanh 108 cuoi cung thi ndt da co co che ban khong phong ngua rui ro
Chứng khoán phái sinh sẽ khai màn ngày 10/8

Sau 17 năm ra đời TTCK ngày càng đóng vai trò quan trọng là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định xây dựng và phát triển TTCK phái sinh tại Việt Nam và chính thức ra quyết định khai mở thị trường chứng khoán phái sinh vào ngày 10/8.

Giai đoạn đầu, sản phẩm duy nhất được giao dịch trên thị trường là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và phương thức thanh toán là 100% bằng tiền mặt.

Vì chứng khoán phái sinh là một sản phẩm hoàn toàn mới với các nhà đầu tư, nên Thời báo Tài chính Việt Nam, cơ quan của Bộ Tài chính đã có cuộc trao đổi với 3 vị khách mời là những lãnh đạo đại diện các cơ quan trực tiếp tham gia xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán phái sinh

3 vị khách mời bao gồm:

Ông Nguyễn Anh Phong, Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là một trong những người tham gia từ đầu các công tác chuẩn bị ra đời TTCK phái sinh.

Ông Dương Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc bộ phận phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân SSI - CTCK Sài Gòn hiện là một trong những CTCK đầu tiên được cấp phép cung cấp dịch vụ về TTCK phái sinh.

phai sinh chinh thuc van hanh 108 cuoi cung thi ndt da co co che ban khong phong ngua rui ro

Xin ông cho biết sự khác biệt cơ bản và nổi bật nhất giữa TTCK phái sinh và TTCK cơ sở hiện nay là như thế nào?

Ông Nguyễn Anh Phong: Có thể thấy rất rõ khác biệt nổi bật nhất đó là về sản phẩm giao dịch trên thị trường, TTCK cơ sở còn gọi là thị trường giao ngay, việc chuyển quyền sở hữu (cổ phiếu) được thực hiện ngay sau khi giao dịch hoàn tất.

Thị trường phái sinh còn gọi là thị trường tương lai, sau khi mở vị thế mua và vị thế bán thì việc chuyển giao sở hữu chưa thực hiện ngay, do đó kéo theo các đặc tính khác của thị trường như khối lượng trên thị trường phái sinh gần như không có giới hạn, nhà đầu tư có thể bán khi chưa có sở hữu chứng khoán (bán khống), chủ thể niêm yết là Sở giao dịch Chứng khoán tạo ra các hợp đồng chuẩn cho thị trường,..

Thị trường phái sinh đã ra đời lâu, vậy Việt Nam mới nhập cuộc, liệu bây giờ đưa vào vận hành có muộn không?

Ông Dương Ngọc Tuấn: Nói về thời điểm phù hợp để triển khai TTCK phái sinh thì hiện có rất yếu tố thuận lợi và hội tụ đủ yếu tố cần thiết để vận hành thị trường phái sinh.

Thứ nhất là chúng ta có nền tảng thị trường cơ sở vững chắc đã phát triển 17 năm, trong khi hàng hóa của thị trường phái sinh là chứng khoán cơ sở; đây là điểm tựa vững chắc cho sự vận hành thị trường phái sinh. Số lượng công ty đã tăng vượt bậc từ 6 công ty đầu tiên trên thị trường cơ cở đến nay đã đa dạng các tổ chức nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, từ tổ chức đến cá nhân, tạo thanh khoản cho thời gian tới.

Chúng ta cũng có được nền tảng công nghệ cho hoạt động giao dịch, bù trừ thanh toán, hoạt động phân tích; đây là điểm mấu chốt đảm bảo vận hành thành công của thị trường phái sinh.

Chúng ta đã có thời gian chuẩn bị cho thị trường phái sinh cũng rất bài bản, quá trình chuẩn bị đã được cơ quan quản lý lưu tâm từ cách đây 5-6 năm, ban đầu là Đề án triển khai thị trường đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, sau đó là các nghị định, tiếp theo là thông tư, dưới đó là quy chế hoạt động thị trường và các CTCK đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Do đó, thời điểm khai trương TTCK phái sinh hiện nay là hoàn toàn phù hợp.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh: Đồng tính với ý kiến của ông Tuấn, thời điểm này là phù hợp để đưa vào hoạt động thị trường phái sinh và các sản phẩm phái sinh.

Thời điểm hiện tại, số lượng nhà đầu tư trên TTCK cơ sở rất lớn đến hàng triệu người, sau thời gian dài đầu tư thì mức độ hiểu biết của nhà đầu tư đã cao hơn nhiều. Chỉ khi nhà đầu tư có đủ hiểu biết, đủ tự tin mới tham gia vào thị trường mới như phái sinh, đây là thời điểm đạt được điều này. Thị trường phái sinh vẫn có nhiều rủi ro nhất định, chúng ta phải giới thiệu rộng rãi hơn, đào tạo nhiều hơn để thêm nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường.

Ông có thể cho biết sự chuẩn bị khuôn khổ pháp lý cho thị trường hiện nay ra sao?

Ông Nguyễn Anh Phong:Công tác chuẩn bị cho TTCK phái sinh hiện đã được tiến hành cẩn thận, ngay từ Đề án ban đầu đã tạo được bộ khung rất tốt cho định hướng thị trường phái sinh, sau đó, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị định, bộ Tài chính cũng ban hành nhiều thông tư như Thông tư 11 và 23 hướng dẫn thực hiện chứng khoán phái sinh và nhiều văn bản hướng dẫn khác từ cấp Sở, Trung tâm lưu ký,.. để bao quát các mặt cho TTCk phái sinh. Các cơ quan vẫn tiếp tục hoàn thiện các quy định khác để thị trường vận hành trơn tru.

Hệ thống lưu ký, thanh toán, bù trừ trung tâm cho chứng khoán phái sinh đang được thực hiện như thế nào thưa ông?

Ông Dương Ngọc Tuấn:Theo quy định, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch phái sinh sẽ được giao cho Trung tâm lưu ký Chứng khoán tổ chức theo mô hình “đối tác trung tâm”. Theo đó Trung tâm lưu ký Chứng khoán ngay từ khi xây dựng đề án đã tham gia tích cực vào đề án, trong quá trình xây dựng khuôn khổ pháp lý Trung tâm cũng tham gia góp ý.

Về công tác xây dựng hệ thống cho hoạt động bù trừ thanh toán chứng khoán phái sinh, Trung tâm lưu ký Chứng khoán đã lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, đơn vị cung cấp hệ thống phần mềm để đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật, quá trình chuẩn bị cơ bản đã hoàn tất và tính năng hệ thống đã đáp ứng được yêu cầu, tính thông suốt của hệ thống cũng được kiểm chứng thông qua những đợt test thử nghiệm với các khối giao dịch và ngân hàng thanh toán Vietin Bank.

Theo ông Tuấn, các chuyên gia Đức chia sẻ để triển khai được TTCK phái sinh thì quá trình chuẩn bị cũng mất khoảng 5-6 năm là phù hợp, đồng thời công tác chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin cũng như khuôn khổ pháp lý, mỗi phần việc đó chiếm đến 40% cho khối lượng công việc chung, 20% công việc còn lại thuộc vấn đề chuẩn bị nhân lực và công việc khác.

Về phía CTCK đã có những chuẩn bị như thế nào thưa ông Linh?

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Cách đây hơn 1 năm, SSI đã thành lập một bộ phận chuyên trách về chứng khoán phái sinh được lãnh đạo bởi 1 giám đốc khối, cho thấy sự đầu tư và chuẩn bị lực lượng rất tốt để sẵn sàng cho thị trường phái sinh, thêm 1 vinh dự đó là SSI được chọn là 1 trong số những CTCK đầu tiên tham gia TTCK phái sinh. Tính đến thời điểm hiện tại chỉ có 7/70 CTCK được cấp phép làm thành viên giao dịch bù trừ trên TTCK phái sinh và các CTCK này phải đáp ứng điều kiện rất khắt khe bao gồm cả nguồn lực nhân sự và nguồn lực về tài chính.

Công ty đã thành lập ra 1 hệ thống để chạy được phái sinh, trong đó quan trọng nhất là hệ thống công nghệ và hạ tầng. Sau đó, xây dựng hệ thống liên quan đến vấn đề thanh toán và vấn đề tài chính.

Cách đây 6 tháng sau khi công tác xây dựng hạ tầng cơ sở đã ổn định, SSI chuyển sang bước tiếp theo là đào tạo. Vấn đề này rất được chú trọng đào tạo nội bộ, kết hợp bộ phận truyền thông phát hành, in ấn thông tin về phái sinh.

Trong khoảng 2 tháng trở lại, Công ty đẩy mạnh hơn công tác truyền thông để giới thiệu cho khách hàng, liên tục tổ chức các hội thảo, tiêu biểu hội thảo về phái sinh tại Sài Gòn với hơn 300 người tham gia ngay tại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM, tại Hà Nội cũng tổ chức một hội thảo với khoảng 200 khách hàng tham gia.

Thời gian tới, SSI cũng sẽ đưa ra nhiều báo cáo về chứng khoán phái sinh nhằm mục đích đưa ra phân tích, dự báo tốt nhất cho các nhà đầu tư.

Lợi ích của nền kinh tế khi đưa vào vận hành TTCK phái sinh, cơ hội và lợi ích có thể có cho nhà đầu tư phái sinh là gì thưa ông?

Ông Phong: TTCK phái sinh nằm trong tiến trình phát triển chung của TTCK và là xu thế trên toàn thế giới. Sự ra đời chứng khoán phái sinh có mối quan hệ mật thiết với thị trường cơ sở, nên sự tác động qua lại tạo điều kiên phát triển cả 2 thị trường.

Thị trường cơ sở là nền tảng phát triển thị trường phái sinh, dựa trên các hàng hóa cơ sở. Ngược lại thị trường phái sinh làm tăng thanh khoản trên thị trường cơ sở, bản thân tính chất các sản phẩm phái sinh cũng tạo ra một mức ổn định về giá trên thị trường cơ sở, đặc biệt trong tiến trình cổ phần hóa đưa các cổ phiếu các doanh nghiệp niêm yết cũng như thị trường trái phiếu Chính phủ.

Việc ra đời của thị trường phái sinh sẽ hỗ trợ tích cực cho TTCK cũng như thị trường tài chính Việt Nam, cũng là tín hiệu cho các nhà đầu tư nước ngoài vì họ còn quan tâm thêm thị trường phòng ngừa rủi ro, việc họ đưa vốn vào VIỆT NAM sẽ yên tâm hơn vì có thêm các công cụ phòng ngừa.

Đối với các nhà đầu tư, bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống thì đây cũng là kênh đầu tư rất hiệu quả, đương nhiên việc tham gia phải tìm hiểu kỹ lưỡng và thận trọng.

phai sinh chinh thuc van hanh 108 cuoi cung thi ndt da co co che ban khong phong ngua rui ro Đã có 1.300 tài khoản tham gia thị trường chứng khoán phái sinh
phai sinh chinh thuc van hanh 108 cuoi cung thi ndt da co co che ban khong phong ngua rui ro Sẽ có chính sách hỗ trợ phù hợp cho thị trường chứng khoán phái sinh
phai sinh chinh thuc van hanh 108 cuoi cung thi ndt da co co che ban khong phong ngua rui ro TTCK phái sinh đã sẵn sàng

Huy Lê