Ông Trịnh Văn Quyết lập Công ty Trịnh gia vốn 200 tỷ, kêu gọi góp vốn từ 10 triệu đồng
Ban lãnh đạo của Công ty Trịnh gia bàn chiến lược kinh doanh (Ảnh: Website Công ty Trịnh gia) |
Công ty cổ phần Trịnh Gia Việt Nam và Những người bạn (TGFC) được thành lập ngày 9/6/2017 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Theo giấy đăng ký kinh doanh, Công ty Trịnh Gia có đến 153 ngành nghề kinh doanh khác nhau, hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực. Công ty có trụ sở tại toà nhà FLC Landmark Tower, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Mã: FLC) kiêm Chủ tịch Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) cũng đang là Chủ tịch của Công ty Trịnh Gia, nắm 10% vốn - tương đương 20 tỷ đồng.
Ông Trịnh Văn Thành - Tổng giám đốc và cũng là cổ đông lớn nhất sở hữu 77,5% vốn của Công ty Trịnh Gia. Bên cạnh đó còn 3 cá nhân dòng họ Trịnh nắm tổng cộng 12,5% vốn của Công ty.
Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp |
Trong buổi họp mặt cổ đông Công ty Trịnh Gia ngày 30/9, ông Trịnh Văn Quyết chia sẻ về ý tưởng thành lập Công ty nhằm gắn kết dòng họ Trịnh trên cả nước và quốc tế.
Số vốn góp tối thiểu vào Công ty Trịnh Gia là 10 triệu đồng/người. Trước đó, theo tâm thư kêu gọi góp vốn của Chủ tịch Hội đồng họ Trịnh, vốn góp tối thiểu chỉ là 2 triệu đồng/người. Công ty cũng cam kết chia cổ tức hàng năm, thấp nhất khoảng 12%/năm.
Trích tâm thư kêu gọi góp vốn của ông Trịnh Đình Hưng – Chủ tịch Hội đồng họ Trịnh Việt Nam (Nguồn: Website Công ty Trịnh Gia) |
Trong tâm thư cũng nêu rõ ông Trịnh Văn Quyết cam kết Công ty Trịnh Gia sẽ nhận được sự bảo trợ về nhân lực, tài chính, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp từ Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và cá nhân ông Quyết.
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Trương Thanh Đức của Công ty Luật Basico cho biết việc hình thức huy động vốn này không vi phạm quy định nào. Đây có thể nói là hình thức vay cá nhân và cam kết trả lãi. Tuy nhiên huy động vốn từ nhiều cá nhân sẽ phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ở Việt Nam từ trước đến giờ không nhiều doanh nghiệp huy động vốn với hình thức nhỏ lẻ từ nhiều cá nhân bởi việc này rất khó quản lý. Tuy vậy, so với việc vay vốn từ vài cá nhân với số tiền lớn hoặc vay vốn ngân hàng thì việc huy động tối thiểu 10 triệu đồng/người dễ dàng hơn.
ĐHĐCĐ FLC: 'FLC đang nhận sáp nhập cái gì vậy?' Hơn 90% số phiếu bầu thông qua việc sáp nhập Công ty FAM vào Tập đoàn FLC mặc dù đại hội cổ đông bất thường ... |
Thông tin bất ngờ về UniCap - công ty định giá FLC 9 tỷ USD UniCap - công ty định giá FLC 9 tỷ USD, vừa có cuộc "thay máu" toàn bộ nhân sự trong công ty, và điều đáng ... |