|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

'Ông lớn' thép Nhật tính hồi sinh dự án thép tại Việt Nam

16:45 | 19/08/2017
Chia sẻ
Tập đoàn sản xuất thép Kyoei Steel của Nhật Bản có kế hoạch khởi động lại dự án xây dựng nhà máy cán thanh thép tại miền bắc Việt Nam với số vốn đầu tư lên đến 200 triệu USD, nhằm nâng công suất và giảm giá thành.
ong lon thep nhat tinh hoi sinh du an thep tai viet nam
Nhà máy thép của Kyoei Steel ở Ninh Bình. Ảnh: ksvc.com.vn

Công việc xây dựng sẽ bắt đầu vào cuối năm nay. Dự kiến nhà máy cán thép sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019 và nhà máy luyện thép sẽ vẫn hành một năm sau đó, Nikkei đưa tin.

Năm 2012, Kyoei Steel nhen nhóm ý định xây một nhà máy cán luyện thép với công suất 500 tấn/năm sử dụng lò điện hồ quang khi mua lại nhà máy thép Tam Điệp, Ninh Bình. Tuy nhiên, hãng này dừng xây dựng vào năm 2014 khi thị trường không thuận lợi, chủ yếu do cung vượt cầu.

Kyoei Steel hiện chỉ có khả năng cán thép tại Việt Nam. Công ty này cán phôi thép mua từ các công ty khác thành thép thanh và các sản phẩm khác. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thép tại Trung Quốc đã đẩy giá phôi thép tăng cao. Với nhà máy thép mới này, Kyoei kỳ vọng sẽ giảm được giá thành xuống.

Kyoei Steel đã đầu tư 170 triệu USD cho một nhà máy sản xuất thép bằng lò điện tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Công ty này cũng đang tham gia góp vốn vào liên doanh cảng quốc tế Thị Vải. Khi được hoàn thành vào tháng 3/2018, cảng này sẽ giúp Kyoei Steel nhập thép nguyên liệu đầu vào cho nhà máy, qua đó nâng năng lực sản xuất và vận chuyển của Kyoei Steel lên 900.000 tấn/năm.

Tháng 9/2016, Nikkei đưa tin rằng Kyoei Steel đặt mục tiêu sản xuất 1,2 triệu tấn thép xây dựng tại Việt Nam vào năm 2020, tăng gấp đôi công suất của hãng ở mức 550.000 tấn tại Việt Nam năm 2015, đồng thời chiếm 10% thị phần thép tại đây.

Minh Anh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.