Ông Đinh La Thăng liên quan gì trong đại án OceanBank?
Ông Đinh La Thăng liên quan gì trong vụ đại án OceanBank? (Ảnh minh hoạ) |
Chiều tối ngày ngày hôm nay (8/12), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng - Nguyên Chủ tịch PVN, để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Một trong 2 vụ án liên quan trực tiếp đến việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư góp vốn gây thiệt hại 800 tỷ đồng vào OceanBank.
Chịu trách nhiệm về việc góp vốn OceanBank
Cuối năm 2008, khi ông Đinh La Thăng giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT PVN đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt cho PVN và các cán bộ công nhân viên chuyển phần vốn đã góp vào Ngân hàng TMCP Hồng Việt để mua cổ phần của OceanBank. Sau 3 lần thực hiện góp vốn, tổng số tiền mà PVN góp vào OceanBank là 800 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do không quản lý tốt nguồn vốn và hoạt động cho vay, trong tay Hà Văn Thắm OceanBank đã lâm vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu với lượng nợ xấu khổng lồ. Tại thời điểm 31/3/2014, tổng nợ xấu của OceanBank đã lên đến 14.923 tỷ đồng, chiếm 49,84% tổng dư nợ. Lỗ lũy kế hơn 10.188 tỷ đồng, bằng 249,6% vốn chủ sở hữu, tức âm vốn chủ sở hữu gần 2,5 lần.
OceanBank sau đó được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng để thực hiện việc hỗ trợ tái cơ cấu, PVN đương nhiên mất trắng khoản đầu tư này.
Ký văn bản gửi tiền vào OceanBank và những khoản lợi ích chưa được làm rõ
Bên cạnh đó vào tháng 9/2008, ông Đinh La Thăng giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT PVN và ông Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT của OceanBank đã ký Văn bản Thỏa thuận cam kết giữa PVN và Oceanbank số 6934/TTTHT-PVN và OceanBank. Theo nội dung văn bản này PVN cam kết: “Hỗ trợ cho OceanBank về tài chính, vốn phù hợp với các quy định của pháp luật, đồng thời sử dụng và khuyến khích các đơn vị trực thuộc/đơn vị thành viên của PVN sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, các dịch vụ liên quan do OceanBank cung cấp”.
Ngày 22/6/2009, Tổng Giám đốc PVN ký Văn bản triển khai việc mở tài khoản tại OceanBank của các đơn vị thành viên và các đơn vị có vốn góp của PVN, các đơn vị có vốn góp của các đơn vị thành viên tập đoàn.
Sau đó ngày 17/9/2010, ông Đinh La Thăng lại ra Văn bản số 8436/DKVN-HĐTV gửi các đơn vị, kể cả các nhà thầu dầu khí yêu cầu phải thực hiện việc mở tài khoản tại OceanBank, đồng thời thực hiện các giao dịch qua tài khoản này.
Với việc "ưu ái" gửi tiền, giao dịch và vay tiền tại OceanBank, ngân hàng này được xem là ngân hàng sân sau của PVN. Theo lời khai của ông Hà Văn Thắm, có thời điểm PVN đã gửi ở ngân hàng này tổng cộng đến 20.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 50% tổng vốn huy động của OceanBank.
Theo cáo trạng của vụ án xét xử Hà Văn Thắm, ông Nguyễn Xuân Sơn đã chiếm đoạt 246,6 tỷ đồng từ việc nâng trần lãi suất cho vay trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 31/11/2014. Sau khi nhận tiền ông Sơn đã đưa cho ông Ninh Văn Quỳnh khoảng 30-40 tỷ đồng với mục đích là chăm sóc khách hàng là PVN.
Tuy nhiên, sau khi nhiều lần chối cãi ông Ninh Văn Quỳnh - nguyên kế toán trưởng PVN đã khai nhận 4 - 5 tỷ đồng trong giai đoạn ông Sơn làm Tổng Giám đốc OceanBank, và tiếp tục nhận tiền nhiều lần khi ông Sơn về PVN. Tổng số tiền đã nhận từ ông Sơn trong giai đoạn 2009 - 2013 khoảng 20 tỷ đồng.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng phát hiện hàng loạt các doanh nghiệp dầu khí có liên quan đến PVN nhận hơn 1.022 tỷ đồng lãi ngoài từ OceanBank như Lọc hóa đầu Bình Sơn, Bảo hiểm Dầu khí, Vietsopetro , Nhiệt điện Phả Lại, Đạm Cà Mau, PVC…
Tất cả các khoản tiền này được nhận với tư cách cá nhân và không được hạch toán vào tài khoản của các đơn vị nhưng cụ thể người nhận vẫn chưa xác định được. Hiện tại, cơ quan điều tra đang tiếp tục khởi tố các vụ án có liên quan để làm rõ đích đến của những khoản tiền "bất chính" này.
Tiểu sử ông Đinh La Thăng - cựu Chủ tịch Tập đoàn PVN
Ông Đinh La Thăng có 5 năm công tác tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (từ năm 2006 - 2011) với các ... |