|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ô tô, đá quý dẫn đầu doanh thu bán lẻ năm 2017

16:08 | 27/12/2017
Chia sẻ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2017 đạt hơn 3,9 triệu tỷ đồng, tăng gần 11% so với năm trước. Trong đó, một số ngành có mức doanh thu tăng khá là bán lẻ ô tô; đá quý, kim loại quý; hàng gỗ và vật liệu xây dựng; lương thực, thực phẩm...
san pham o to da quy dan dau doanh thu ban le nam 2017 Doanh thu bán lẻ ô tô, đá quý tăng mạnh nhất trong 11 tháng đầu năm 2017
san pham o to da quy dan dau doanh thu ban le nam 2017 10 tháng đầu năm, doanh số bán lẻ của Việt Nam tăng 10%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2017 tăng gần 11% so với năm trước

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 đạt khoảng 352.400 tỷ đồng, tăng 3% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 258.900 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 47.900 tỷ đồng; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3.600 tỷ đồng và doanh thu dịch vụ khác đạt 42.000 tỷ đồng.

san pham o to da quy dan dau doanh thu ban le nam 2017
Một số ngành mặt hàng bán lẻ có mức doanh thu tăng khá trong năm 2017 là bán lẻ ô tô; đá quý, kim loại quý; hàng gỗ và vật liệu xây dựng; lương thực, thực phẩm... (Ảnh minh họa)

Tính chung cả năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước (năm 2016 tăng 10%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2017 đạt khoảng 2,9 triệu tỷ đồng, chiếm 75% tổng mức. Trong đó, một số ngành có mức doanh thu tăng khá như: bán lẻ ô tô (tăng 14%); đá quý, kim loại quý; hàng gỗ và vật liệu xây dựng; lương thực, thực phẩm... và một số địa phương có mức tăng khá là Thanh Hóa (tăng 14%); Tiền Giang; Hà Giang; Hải Phòng; Hà Nội và TP HCM.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2017 khoảng 494.700 tỷ đồng, chiếm 13% tổng mức. Nguyên nhân doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng khá là do lượng khách quốc tế và du lịch trong nước năm nay tăng mạnh, đồng thời hoạt động ăn uống ngoài gia đình không còn bị ảnh hưởng của sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung năm 2016.

Doanh thu du lịch lữ hành năm nay ước đạt 35.900 tỷ đồng, chiếm 1% tổng mức. Nhu cầu du lịch trong và ngoài nước cùng với lượng khách quốc tế đến nước ta tăng mạnh đã góp phần tăng thu cho hoạt động du lịch lữ hành. Dịch vụ khác có doanh thu cả năm khoảng 466.300 tỷ đồng, chiếm 12% tổng mức.

Năm 2017, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt mức kỷ lục gần 13 triệu lượt người

Tháng 12, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1,3 triệu lượt người, tăng 9% so với tháng trước và tăng hơn 42% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng có số lượng khách quốc tế đến nước ta cao nhất trong năm 2017, do trong tháng bắt đầu có các kỳ nghỉ đông, nghỉ lễ cuối năm của nhiều nước trên thế giới nên nhu cầu du lịch tăng cao. Tháng 12 này cũng là tháng thứ 9 tính từ đầu năm có số lượng khách đạt trên 1 triệu lượt người.

Tính chung cả năm 2017, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 12,9 triệu lượt người, tăng 29% so với năm trước (tăng 2,9 triệu lượt khách). Trong đó, khách đến bằng đường hàng không và đến bằng đường bộ lần lượt tăng 32 và gần 20%; riêng lượng khách đến bằng đường biển lại giảm 9%.

Trong năm nay, khách đến nước ta từ châu Á đạt gần 9,8 triệu lượt người, tăng hơn 34% so với năm trước. Trong đó, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Singapore.

Khách đến từ châu Âu ước tính đạt gần 1,9 triệu lượt người, tăng gần 17% so với năm 2016. Trong đó, lượng khách tăng thêm đến từ Liên bang Nga, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha và Italia.

Khách đến từ châu Mỹ đạt 817.000 lượt người, tăng 11% so với năm 2016; khách đến từ châu Úc đạt 420.900 lượt người, tăng 14% và khách đến từ châu Phi đạt 35.900 lượt người, tăng 26%.

Tổng cục Thống kê nhận định, hoạt động du lịch trong năm 2017 đạt được kết quả ấn tượng với số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt mức kỷ lục gần 13 triệu lượt người. Ngành du lịch đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm thu hút khách du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá, giới thiệu du lịch Việt Nam tại những thị trường trọng điểm như Australia, Nhật Bản, các nước châu Âu, ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia); tiếp tục miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu; tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, tổ chức đón các đoàn đến khảo sát du lịch Việt Nam…

N.Lê