|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những điều cần biết về chuyến thăm châu Á sắp tới của ông Trump

15:42 | 02/11/2017
Chia sẻ
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thực hiện chuyến thăm 5 quốc gia châu Á bắt đầu từ thứ Sáu (3/11) trong nỗ lực củng cố vị trí lãnh đạo của Mỹ trong khu vực, hiện đang chứng khiến căng thẳng gia tăng từ cuộc thử tên lửa của Triều tiên và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.
nhung dieu can biet ve chuyen tham chau a sap toi cua ong trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Pool/Getty Images

Theo đó, từ ngày 5/11 đến 14/11, ông Trump sẽ tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines trong chuyến công du tới khu vực lần đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức. Theo CNBC, đây là chuyến công du dài nhất tới châu Á của một vị tổng thống Mỹ trong thiên niên kỷ này.

Ngoài việc gặp gỡ trực tiếp nhà lãnh đạo của các nước, ông Trump cũng sẽ tham dự Hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị Mỹ - ASEAN. Mục đích của chuyến thăm lần này là tạo ra liên minh đối phó với những đe dọa hạt nhân từ Bình Nhưỡng, cũng như trấn an các nhà lãnh đạo trong khu vực về khả năng quốc phòng và hợp tác thương mại của Mỹ.

Theo Anne Marie Slaughter, cựu Giám đốc kế hoạch chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ, chính sách ngoại giao của ông Trump được bắt nguồn từ chương trình nước Mỹ đầu tiên của ông. Vì vậy, bà Slaughter dự đoán ông sẽ cố gắng giành những thỏa thuận tốt nhất khi tới châu Á.

“Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là chính sách ngoại giao này có thể làm tốt đến đâu khi ông cần đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh, Hàn Quốc và Nhật Bản xung quanh những vấn đề như Triều Tiên”, bà cảnh báo.

Đối với các chính quyền châu Á, chuyến thăm này của Tổng thống Mỹ là cơ hội để giải quyết những nghi ngờ bấy lâu nay vế sự quan tâm của Mỹ đối với khu vực.

Các quyết định trước đó của ông Trump, gồm việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đồi tác Thương mại Thái Bình Dương (TPP) và nói về thâm hụt thương mại, đã làm suy yếu sự tín nhiệm của Mỹ và lung lay niềm tin của các đồng minh về sức mạnh của Mỹ”, ông David B. Shear, cựu Thư ký quốc phòng của phòng an ninh Châu Á – Thái Bình Dương cho biết.

Ngoài ra, việc FBI tiếp tục điều tra các nhân vật có liên quan tới ông Trump cũng có thể ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của vị tổng thống trong mắt các nhà lãnh đạo châu Á.

Bà Slaughter cho biết ông Trump không phải một tổng thống quyền lực tại thời điểm hiện tại. Điều này hoàn toàn trái ngược với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cần Bình khi 2 nhà lãnh đạo đều bảo vệ được vị trí của mình tại cuộc bầu cử tại quê nhà.

Dưới đây là một số điểm đáng lưu ý trong chuyến công du tới châu Á của ông Trump.

Nhật Bản

Ông Trump sẽ đến Tokyo vào ngày 5/11 và ở lại trong 2 ngày. Ngoài các cuộc đàm phán 2 bên với ông Abe và có khả năng diễn ra 1 buổi đánh golf, ông Trump sẽ gặp những gia đình Nhật Bản có người thân bị Triều Tiên bắt giữ.

nhung dieu can biet ve chuyen tham chau a sap toi cua ong trump
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Doanld Trump tại buổi họp tại Nhà Trắng diễn ra vào ngày 10/2/2017 ở Washington. Ảnh: Brendan Smilalowski/AFP/Getty Images

Theo Stepen Nagy, phó giáo sư tại Đại học Internatioanl Christan ở Tokyo, sự kiện thứ 2 sẽ làm dịu hình ảnh của ông Trump tại Nhật Bản và thúc đẩy một cách tự nhiên vị thế của ông Abe như một nhà lãnh đạo có thể đàm phán với chính quyền Washington về những vấn đề quan trọng liên quan tới người dân Nhật Bản.

Ông Abe, người muốn Mỹ quay trở lại Hiệp định TPP, được dự báo không đề cập tới thỏa thuận này vì lo ngại sẽ làm hỏng mối quan hệ thiết lập được trước đó với ông Trump. Tuy nhiên, ông Nagy nhận định nhà lãnh đạo Mỹ có thể sẽ thúc đẩy thỏa thuận tự do thương mại song phương giữa 2 quốc gia.

Hàn Quốc

Ngày 7/11, ông Trump sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và ở lại trong 1 ngày. 2 nhà lãnh đạo có tầm nhìn khác nhau về vấn đề Triều Tiên, nhưng cả 2 được kỳ vọng sẽ tiếp tục hợp tác về nhiều vấn đề như hệ thống liên quân.

Ngoài tham gia bữa tối, ông Trump sẽ đi thăm doanh trại Humphreys, một trong những căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, và nghĩa trang quốc gia.

Trung Quốc

Quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh vẫn khá phức tạp, khi Nhà Trắng chỉ trích chính quyền Bắc Kinh về vấn đề tiếp cận thị trường, nhưng vẫn yêu cầu sự trợ giúp của Bắc Kinh trong việc kìm hãm Bình Nhưỡng.

Chuyên gia chính sách ngoại giao của Brookings Institution, ông Ryan has cho biết, cả 2 nhà lãnh đạo có những mục đích khác nhau cho chuyến ghé thăm vào ngày 8 – 10/11.

“Mục tiêu của ông Tập Cận Bình là có thể thuyết phục ông Trump tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận phù hợp với Trung Quốc để đạt được mục tiêu mong muốn, gồm cân bằng thương mại và hợp tác về vấn đề Triều Tiên”, ông Hass cho biết.

Trong khi đó, ông Trump sẽ tìm cách để thuyết phục ông Tập Cận Bình tiến hành các chính sách cần thiết nhằm giảm sự bất cân bằng trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, đặc biệt là vấn đề liên quan tới các công ty Mỹ tại Trung Quốc.

Việt Nam

Ông Trump sẽ đến Việt Nam vào ngày 10/11 để tham gia Hội nghị cấp cao APEC diễn ra tại Đà Nẵng, nơi ông sẽ có bài phát biểu và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Một ngày sau đó, ông Trump sẽ gặp các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt nam tại Hà Nội, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu sang Mỹ lớn nhất ở Đông Nam Á, và dự kiến các cuộc đàm phán có thể tập trung vào việc mở ra nhiều cơ hội giao dịch thương mại giữa 2 quốc gia.

Philippines

Tại Manila, ông Trump sẽ tham gia bữa tiệc tối kỷ niệm 50 năm ASEAN vào ngày 12/11.

Ngày hôm sau, ông sẽ tham dự hội nghị Mỹ - ASEAN và đối thoại với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Mặc dù vậy, tổng thống Mỹ sẽ không tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á diễn ra trong 2 ngày 13 – 14/11 tại Philippines, một động thái gợi ý nước Mỹ không quan tâm tới khối liên minh này.

Lyly Cao