|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhu cầu quốc tế yếu, sản xuất nội địa tăng khiến giá cao su tại Ấn Độ giảm mạnh

11:20 | 03/05/2018
Chia sẻ
Không giống nhiều mặt hàng đã tăng giá trong thời gian gần đây, giá cao su tự nhiên của Ấn Độ RSS - 4  vẫn đang trong đà lao dốc. Dữ liệu mới nhất từ Cơ quan quản lý cao su Ấn Độ cho thấy giá đã xuống còn khoảng 124 rupee/kg tính đến tháng 2/2018, từ mức 159 rupee một năm trước.
nhu cau quoc te yeu san xuat noi dia tang khien gia cao su tai an do giam manh Giá cà phê hôm nay (3/5) giảm trở lại, giá hồ tiêu lấy lại mốc 63.000 – 64.000 đồng/kg
nhu cau quoc te yeu san xuat noi dia tang khien gia cao su tai an do giam manh Giá cà phê, cao su, hồ tiêu bật tăng trở lại trong tháng 4

Sự sụt giảm này thu hút khá nhiều sự quan tâm, khi mà nhu cầu nội địa tăng mạnh trong khoảng thời gian này. Theo số liệu mới nhất, tổng nhu cầu tiêu thu trong giai đoạn tháng 4 - tháng 12/2017 là 8.114.060 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước.

Với khoảng 65% lượng tiêu thụ đến từ việc sản xuất lốp xe cho ngành ô tô, con số trên được chứng thực bằng việc nhu cầu của ngành ô tô gia tăng, sau khi bị kéo theo sự chuyển đổi GST.

Tổng doanh số bán ô tô tăng 11,28% trong giai đoạn tháng 4 - tháng 12 / 2017, và đã tiếp tục tăng kể từ thời điểm đó.

Vì vậy, lý do duy nhất khiến giá cao su nội địa Ấn Độ tụt dốc có thể là vì sự suy yếu của giá cao su quốc tế trong một năm qua. Giá cao su toàn cầu hiện ở mức 110 rupee/kg, so với mức 184 rupee hồi tháng 2/2017. Trong hầu hết giai đoạn đó, giá quốc tế vẫn luôn thấp hơn giá nội địa, với mức chênh lệch là 6 - 27 rupee.

nhu cau quoc te yeu san xuat noi dia tang khien gia cao su tai an do giam manh
Nhu cầu quốc tế giảm, sản xuất nội địa tăng cao đã khiến giá cao su tại Ấn Độ giảm sâu.

Báo động giả

Vào cuối năm 2016 - 2017, giá cao su có dấu hiệu cho thấy sẽ tiếp tục xu hướng tăng vì một số nguyên nhân như thị trường phải đối mặt với một số nguồn cung bị thắt chặt khi tình trạng lũ lụt diễn biến phức tạp ở Thái Lan; đồng USD tăng so với các đồng tiền châu Á và tăng nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra.

Nhu cầu thấp hơn từ Mỹ và Anh đã khiến giá giảm. Doanh số bán xe mới tại Mỹ giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2017 sau nhiều năm tăng trưởng.

Tại Anh, doanh số bán ô tô cũng giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, do mức thuế cao hơn đối với xe chạy bằng dầu diesel dưới tác động về những lo ngại ô nhiễm môi trường.

Tương tự, tăng trưởng doanh số bán xe của Trung Quốc, cũng suy yếu vì những mối lo ngại về môi trường như tại Anh. Việc các quốc gia khác như Mỹ, Ấn Độ áp thuế chống bán phá giá đối với lốp xe Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến sản xuất ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, giá quốc tế giảm không làm tăng lượng nhập khẩu vào Ấn Độ. Nếu điều đó xảy ra, nó có thể khiến giá trong nước tiếp tục giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới người trồng cao su.

Theo số liệu mới được công bố, tổng khối lượng cao su nhập khẩu trong giai đoạn tháng 4 - tháng 12/2017 đạt 333.301 tấn, giảm 7,6% so với mức 360.924 tấn trong cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu giảm vì những hạn chế nhất định áp lên cao su thiên nhiên nhập khẩu từ đầu năm 2016 trở đi. Theo đó, buộc cao su thiên nhiên chỉ được nhập khẩu thông qua hai cảng là Chennai và Jawaharlal Nehru Port Trust (Navi Mumbai). Điều này làm tăng chi phí và sự chậm trễ của những ngành công nghiệp sử dụng không được đặt gần hai cảng này.

Ngoài ra, với mức thuế nhập khẩu 25% đối với cao su thiên nhiên, sự khác biệt giữa giá trong nước và quốc tế không đủ lớn để khiến hàng nhập khẩu trở nên hấp dẫn hơn. Với mức chênh lệch về giá trong khoảng 4 - 20%, nó thậm chí còn làm cho việc nhập khẩu tốn kém hơn.

Sản xuất trong nước tăng cao cũng đã khiến giá trong nước ở mức thấp.

Tổng sản lượng trong 3 quý đầu năm 2017 - 18 đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5.224 tấn. Điều này phần nào đã giúp đáp ứng nhu cầu gia tăng mà không dẫn đến sự tăng đột biến về giá.

Triển vọng thị trường cao su

Báo cáo triển vọng mới nhất của Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế hồi tháng 12/2017 chỉ ra, nhu cầu cao su tự nhiên trên thế giới được dự báo sẽ tăng 2,4% (trong năm 2017) lên 13,34 triệu tấn vào năm 2018. Tương tự với mức tăng trong năm 2017.

Với giá cao su quốc tế không còn hấp dẫn vì nguồn cung dư thừa, các nhà sản xuất lớn như Thái Lan đang có biện pháp giảm nguồn cung quốc tế và đẩy giá lên cao. Theo báo cáo từ chính phủ, Thái Lan đang lên kế hoạch giảm nguồn hàng năm khoảng 1 - 3,3 triệu tấn, trước khi năm 2018 kết thúc. Bên cạnh đó, Thái Lan, Indonesia và Malaysia, ba quốc gia sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, đã thống nhất giảm xuất khẩu trong ba tháng đầu năm 2018. Họ có thể lặp lại thỏa thuận này trong các quý tới nếu giá không có được sự thúc đẩy cần thiết.

Những động thái này có thể hỗ trợ giá quốc tế trong những tháng tới.

Đồng thời, nhu cầu cao su tự nhiên từ quốc gia tiêu thụ hàng đầu, Trung Quốc, có thể giảm. Đề xuất áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, gồm cả lốp xe, có thể làm giảm sản lượng ở Trung Quốc.

Vì vậy, dù sẽ tăng do nguồn cung hàng hóa thấp hơn, nhưng giá cao su tự nhiên có thể không tăng mạnh.

Tố Tố

Nhập khẩu thép từ Trung Quốc cao kỷ lục, đà phục hồi ngành thép trong nước vẫn chưa chắc chắn
Với đà phục hồi hiện nay, dự báo sản xuất thép thành phẩm năm 2024 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên, sự phục hồi này không chắc chắn và các doanh nghiệp thép còn gặp nhiều khó khăn, nhất là sức ép từ thép Trung Quốc.