|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

NHNN nói gì về nỗi niềm cổ tức của cổ đông SCB?

19:30 | 18/04/2017
Chia sẻ
Trước nỗi niềm cổ tức nhiều năm không được chia của cổ đông SCB, đại diện NHNN nhấn mạnh, sau khi đảm bảo hết nghĩa vụ tài chính, trích lập đầy đủ các quỹ ngân hàng mới được phép chia cổ tức.
 

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn (SCB) diễn ra sáng 18/4. Nhiều cổ đông lớn tuổi bức xúc về vấn đề cổ tức SCB ròng rã hơn 10 năm không được chia.

nhnn noi gi ve noi niem co tuc cua co dong scb ĐHĐCĐ Ngân hàng SCB: Cổ đông 'đòi' cổ tức, ông Đinh Văn Thành tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ mới

Ông Nguyễn Văn Dũng – Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát ngân hàng TP.HCM (gọi tắt là Cục II) mong muốn việc chia cổ tức cần đảm bảo hài hòa lợi ích cổ đông và an toàn hoạt động ngân hàng.

Ông Dũng nêu ra 4 vấn đề các ngân hàng cần phải giải quyết trước khi thực hiện chia cổ tức. Thứ nhất, ngân hàng cần phải xử lý nợ xấu, tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận để lại nhằm nâng cao năng lực tài chính. Thứ hai, việc chia cổ tức diễn ra sau khi ngân hàng đã phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đồng thời xử lý các khoản lãi dự thu. Thứ ba, ngân hàng phải đảm bảo các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, phải trích lập các quỹ theo quy định. Thứ tư, NHNN khuyến khích việc chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Ông Dũng dẫn chứng năm qua có nhiều ngân hàng chia cổ tức rất thấp nhưng cũng có ngân hàng cao nhưng toàn bộ bằng cổ phiếu, đơn cử như Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa qua thống nhất chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%.

nhnn noi gi ve noi niem co tuc cua co dong scb ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Quý I ước lãi gần 600 tỷ đồng

Tại đại hội thường niên 2017, cổ đông đã thông qua việc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Mã: ACB) trả cổ tức ...

Như vậy, sau khi đảm bảo hết nghĩa vụ tài chính, trích lập đầy đủ các quỹ ngân hàng mới được phép chia cổ tức.

Chia cổ tức hay không bao gồm hai yếu tố chính, ông Dũng chia sẻ. Trong đó việc lập các quỹ của ngân hàng phải tuân theo chế độ kế toán nói chung và đây là điều bắt buộc, ngân hàng lãi cao hay thấp cũng phải thực hiện.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh tái cơ cấu hiện nay, ngân hàng cần phải ưu tiên nâng cao năng lực tài chính trước. “Điều chúng ta muốn chính là đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, có thể năm nay không có cổ tức nhưng năm sau sẽ có, làm sao đảm bảo an toàn, đồng tiền chúng ta vẫn còn đó, giá trị vẫn còn đó. Nên cần hiểu đây là quy định tài chính bắt buộc ngân hàng phải tuân thủ”, ông Dũng nói và mong muốn cổ đông hiểu, chia sẻ hài hòa hơn.

nhnn noi gi ve noi niem co tuc cua co dong scb
Hơn 10 năm qua, nhiều cổ đông SCB chưa nhận một đồng cổ tức. Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock).

Trước bức xúc của cổ đông về quỹ khen thưởng phúc lợi của SCB trong hai năm qua luôn cao gấp nhiều lần quỹ dự trữ, ông Dũng nhìn nhận, quỹ khen thưởng phúc lợi nhằm động viên tinh thần cán bộ công nhân viên ngân hàng. Từ đó, để họ nỗ lực làm việc và gắn với trách nhiệm, hoạt động ngân hàng được giữ an toàn, tuy lợi nhuận chưa cao nhưng cũng có được kết quả.

Điều quan trọng ở đây là đảm bảo hài hòa quyền lợi cổ đông cũng như đảm bảo hoạt động chung của ngân hàng. Ông Dũng thừa nhận, trong bối cảnh hiện nay không thể giải quyết hài hòa tất cả. SCB không phải là ngân hàng mạnh để có thể cân đối vừa cổ tức, vừa phúc lợi công nhân viên. SCB từ một ngân hàng yếu kém đi lên nên cần phải chấp nhận không đạt được mục tiêu này nhưng phải đạt được yếu tố khác để duy trì sự ổn định.

Với vài trò đại diện NHNN, ông Dũng mong cổ đông hiểu và chia sẻ với HĐQT và ban điều hành của SCB.

Ông Dũng cho biết, SCB hợp nhất từ 3 ngân hàng yếu kém (Ngân hàng SCB, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất) nên việc xử lý tồn tại về chia cổ tức ngay cả Chính phủ cũng đồng ý.

Ngoài ra, phân loại nợ càng nhiều, trích lập dự phòng rủi ro càng lớn thì tài chính càng giảm sút. Ông Dũng nêu đơn cử việc bán nợ cho VAMC, ngân hàng có tài chính thực sự vững mạnh thì trích lập dự phòng trong 5 năm với mức 20%/năm, theo đó lợi nhuận giảm xuống.

Bên cạnh đó, ngân hàng tài chính khó khăn thì Chính phủ cho trích lập trong 10 năm; kể cả thuế, lãi dự thu cũng thực hiện tương tự. Tùy theo tái cơ cấu mỗi ngân hàng mà thời gian trích lập khác nhau. Do đó trong những năm qua, SCB không có cổ tức, xét trong bối cảnh chung chúng ta có thể xem xét và chấp nhận, ông Dũng nhận xét.

Theo ông, con số nhuận trước thuế 2016 của SCB là 136 tỷ đồng, so với vốn điều lệ 14.296 tỷ đồng thì lợi nhuận này không là gì nhưng cũng ghi nhận nỗ lực của ngân hàng. Do đó, ông Dũng yêu cầu HĐQT SCB đã cam kết với cổ đông tính toán đến yếu tố cổ tức trong những năm sau thì phải thực hiện quản trị tốt.

Tiến Vũ