|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

NHNN mục tiêu 2018 tín dụng tăng 17%, phương tiện thanh toán tăng 16%

20:34 | 08/01/2018
Chia sẻ
Mục tiêu đề ra của năm 2018 đối với ngành ngân hàng là tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16% và tăng trưởng tín dụng ở mức 17%. Trong đó, NHNN phấn đấu giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực được ưu tiên.
nhnn muc tieu 2018 tin dung tang 17 phuong tien thanh toan tang 16 Lãi suất cho vay khó giảm trong năm 2018?
nhnn muc tieu 2018 tin dung tang 17 phuong tien thanh toan tang 16 Tính đến 20/12, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt gần 17%

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định chính sách điều hành tín dụng của năm 2018 coi tăng trưởng tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm, bên cạnh việc kiểm soát tín dụng ở một số ngành tiềm ẩn rủi ro như cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Trong đó, tín dụng tập trung sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên. NHNN cố gắng tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ tình hình kinh doanh .

nhnn muc tieu 2018 tin dung tang 17 phuong tien thanh toan tang 16
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Tuệ An.

Kế hoạch đề ra cho năm 2018, tăng trưởng tín dụng đạt con số 17% và tổng phương tiện thanh toán (M2) đạt mức tăng trưởng 16%.

Năm 2017, NHNN đã thực hiện đồng bộ và linh hoạt các chính sách tiền tệ (CSTT) để ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để TCTD giảm lãi suất cho vay tăng cường khả năng cung ứng tín dụng, góp phần hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

NHNN đã giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên; tích cực giảm lãi suất thông qua một số chương trình tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp với lãi suất thấp hơn trần của NHNN (thấp hơn khoảng 0,5-1%/năm); giảm lãi suất một số chương trình cho vay trung dài hạn đối với lĩnh vực ưu tiên xuống còn khoảng 8%/năm.

Bên cạnh đó, triển khai các gói tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn đa dạng với lãi suất ưu đãi cho các ngành thiết yếu trong phát triển kinh tế và anh sinh xã hội; áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, xếp hạng tín nhiệm cao khoảng 4-5%/năm.

Năm 2017, nguồn vốn tín dụng tăng hơn 18,17% so với năm 2016. Trong đó, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh (chiếm khoảng 80% tổng dư nợ). Trong đó, tín dụng với một số lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ diễn ra tích cực. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán được kiểm soát đã tăng với tốc độ chậm lại.

Cuối tháng 11/2017, tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu tăng 14,03%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 20%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp ưu tiên tăng 22,13%; Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,53% Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 23%.

Tuệ An

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).