|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Nhiều doanh nghiệp phải để tồn kho tới 30 ngày mới lấy được hàng ra sản xuất'

21:33 | 26/06/2017
Chia sẻ
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, nhiều doanh nghiệp phải đi tới 3-5 đầu mối mới có thể hoàn thành các thủ tục hành chính, gây mất thời gian và ảnh hưởng tới việc kinh doanh.
nhieu doanh nghiep phai de ton kho toi 30 ngay moi lay duoc hang ra san xuat Ngành Thuế, Hải quan bị 'tố' giải thích sai luật, tăng thu doanh nghiệp
nhieu doanh nghiep phai de ton kho toi 30 ngay moi lay duoc hang ra san xuat Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Ngày 26/6, Hội nghị Đối thoại Hải quan với Doanh nghiệp do Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam (VPSF) phối hợp với Ban Cải cách và Hiện đại hoá - Tổng cục Hải quan, Hội Doanh nhân trẻ Hà Nội và Hanoi SME tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Tại hội nghị, đại diện của Tổng cục Hải quan cho biết, thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử và Kế hoạch triển khai Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của Bộ Tài chính, từ 1/3/2017, Tổng cục đã chính thức triển khai hệ thống DVCTT. Hệ thống được triển khai gồm 41 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hải quan, cho phép đối tượng thực hiện thủ tục nộp và theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ tại tất cả các đơn vị hải quan trên toàn quốc.

Mặc dù đã có những cải tiến mạnh mẽ về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá. Những khó khăn này chủ yếu đến từ thủ tục kiểm tra hàng hoá chuyên ngành.

nhieu doanh nghiep phai de ton kho toi 30 ngay moi lay duoc hang ra san xuat
Đại diện Tổng cục Hải quan phát biểu tại Hội nghị Đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp. Ảnh: Tô Đức.

Theo thống kê của Diễn đàn Kinh tế Tư nhân VPSF, trong khi thủ tục hải quan chỉ chiếm 28% thời gian thông quan hàng hoá, thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tới 72% và làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Hải quan, tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan còn rất cao, vào khoảng 30%. Trong khi đó, tỷ lệ không đạt yêu cầu rất thấp, ở mức dưới 1%. Hiện, mục tiêu của Chính phủ là giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải KTCN tại giai đoạn thông quan từ 30-35% xuống còn 15% vào 2016 vẫn chưa đạt được.

Tại Hội nghị Đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp, VPSF đã đưa ra những kiến nghị đối với Tổng cục Hải quan. Một số kiến nghị đáng chú ý có thể kể đến là: bãi bỏ thủ tục cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm bổ sung theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định 38/2012/NĐ-CP; bỏ giấy phép XNK tự động một số mặt hàng như phân bón, hoá chất, thép….

Theo VPSF, việc kiểm tra chuyên ngành quá mức cần thiết đang là lực cản đối với nỗ lực cải thiện giao dịch thương mại qua biên giới. Đồng thời, việc kiểm tra quá mức cũng làm tăng chi phí bất hợp lý và tạo gánh nặng quá mức đối với DN. Theo Cục Hải quan TP HCM, năm 2016, đơn vị chỉ phát hiện 30/67.224 lô hàng không đạt yêu cầu về kiểm tra an toàn thực phẩm.

Trao đổi với chúng tôi tại Hội nghị, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội cho rằng hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do các thủ tục của Việt Nam còn rườm rà. Hiện, nhiều doanh nghiệp phải đi tới 3-5 đầu mối mới có thể hoàn thành các thủ tục hành chính, gây mất thời gian và ảnh hưởng tới việc kinh doanh.

nhieu doanh nghiep phai de ton kho toi 30 ngay moi lay duoc hang ra san xuat
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội. Ảnh: Tuoitre.

Ông Quốc Anh lấy ví dụ về ngành thép của Việt Nam. Hiện việc xuất nhập khẩu thép đang được quản lý bởi Bộ Công Thương và Bộ Khoa học - Công nghệ. “Đôi khi, để giải quyết các thủ tục, các doanh nghiệp phải để tồn kho tới 30 ngày mới lấy được sản phẩm ra để phục vụ sản xuất”, ông Quốc Anh cho biết.

Tổng Thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội nêu quan điểm, việc cải cách thủ tục hành chính là rất cần thiết song cần tiến hành đồng bộ với việc giải quyết. “Thủ tục thuận tiện cần đi đôi với thời gian giải quyết cho các doanh nghiệp nhanh chóng thì mới hiệu quả”, ông Quốc Anh cho biết.

Tô Đức

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.