Nhiều cán bộ ngân hàng đã bị bắt do liên quan đến an ninh tài chính
Để tránh được những rủi ro về tính thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, thậm chí cả phá sản…, bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến vấn đề an ninh tài chính. Đây là khuyến cáo của các chuyên gia ngành tài chính tại Diễn đàn “An ninh tài chính và Cạnh tranh doanh nghiệp” do Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với Cục An ninh tài chính tiền tệ và Đầu tư (Bộ Công an) tổ chức sáng 25/7, tại Hà Nội.
Báo cáo của Cục An ninh tài chính tiền tệ và Đầu tư (Bộ Công an) cho thấy, trong thời gian qua, tội phạm công nghệ cao ngày càng hoạt động tinh vi, đã và đang gây ra khá nhiều bất ổn trong hoạt động của các hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Diễn đàn “An ninh tài chính và Cạnh tranh doanh nghiệp”. |
Đơn cử tình trạng nhiều cán bộ ngành ngân hàng bị bắt do liên quan đến các vấn đề về an ninh tài chính, điều này gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng, khiến cho uy tín của một số ngân hàng bị đi xuống.
Chưa hết, nhiều đối tượng còn lợi dụng những bất ổn đó để đưa ra những tin đồn thất thiệt làm xấu hình ảnh ngân hàng, khiến thị trường tài chính hỗn loạn, nhiều khách hàng rút tiền khỏi ngân hàng gây ra nhiều bất ổn cho hoạt động của cả hệ thống ngân hàng.
Còn theo TS. Phạm Tuấn Anh, Giảng viên Đại học Thương mại, trong năm 2016 với 105 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam nhưng đã có 81 % doanh nghiệp thường xuyên nhận diện các rủi ro tài chính, 22% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của tư vấn để nhận diện rủi ro, đồng thời phần lớn doanh nghiệp nhận diện rủi ro thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính căn bản.
Thế nhưng hiện nay, các hình thức nhận diện rủi ro tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá đơn giản và mang tính hình thức, lờ mờ… Nhiều doanh nghiệp mặc dù ở các ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn sử dụng chung cách thức, kỹ thuật nhận dạng rủi ro tài chính.
“Trong điều kiện các dịch vụ tài chính tại Việt Nam đã phát triển khá đa dạng, nhưng nhiều nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn còn xa lạ với các kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính, điều này sẽ đẩy doanh nghiệp đến nhiều rủi ro, thậm chí kể cả phá sản”, TS. Phạm Tuấn Anh lưu ý.
Đồng thời, TS. Phạm Tuấn Anh cũng cho rằng, hơn lúc nào hết, nhà quản lý cũng như bản thân mỗi doanh nghiệp cần tiếp tục có những nghiên cứu, thực nghiệm về cấu trúc rủi ro tài chính tại Việt Nam, về nhận thức và quan điểm của các nhà quản trị doanh nghiệp về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính… bởi đây là xu hướng tất yếu của một nền kinh tế hội nhập, công nghệ cao.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, an ninh thông tin, đặc biệt là an ninh tài chính hơ lúc nào hết là vấn đề sống còn đối với mỗi ngân hàng, tổ chức tín dụng và bản thân của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam dường như còn khá mới mẻ, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang khá thờ ơ hoặc chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Điều này sẽ khiến bản thân mỗi doanh nghiệp sẽ luôn phải đối diện với rủi ro đổ vỡ về tài chính, những món nợ dẫn tới có thể phá sản…
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh khẳng định, từ trước đến nay, nhắc tới an ninh người ta thường nghĩ đến các lĩnh vực an ninh chính trị, quân sự và xã hội với việc đảm bảo an ninh bằng các biện pháp vũ trang, bằng lực lượng quân sự, bằng các thiết chế luật pháp và cưỡng chế thi hành pháp luật. Tuy vậy gần đây, khái niệm an ninh đã được mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế - tài chính và nâng lên tầm khu vực và toàn cầu.
“Hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với tiềm lực tài chính còn mỏng và trình độ thấp, do đó luôn tồn tại hai mặt cả yếu tố thuận lợi cũng như thách thức”, ông Ánh nhận xét.
Chính vì vậy, ông Ánh cho rằng, vấn đề về an ninh tài chính đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm từ rất lâu, bởi vì chỉ khi tài chính tín dụng được an toàn thì cả nền kinh tế mới ổn định.
“Nếu không có ngay các biện pháp củng cố và giữ vững an ninh tài chính cho hệ thống các tổ chức tín dụng, ngoài việc dẫn đến hoạt động không hiệu quả, rủi ro cao, khủng hoảng tài chính - tiền tệ mà còn gây ra đổ vỡ hàng loạt, theo dây chuyền, tác động xấu tới toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong đó có Việt Nam”, ông Ánh hết sức quan tâm.
Phó giám đốc Agribank Trà Vinh sắp hầu tòa
Nguyễn Văn Trực - nguyên phó giám đốc phụ trách Agribank Trà Vinh và hai nguyên cán bộ ngân hàng đã vi phạm các quy định cho ... |
Đã khởi tố bị can gần 200 cán bộ ngân hàng
Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, giai đoạn từ năm 2011-2016, lực lượng công an (không bao gồm công an các địa phương) đã ... |
Bắt cán bộ ngân hàng chiếm đoạt hơn 120 tỉ đồng
Chu Ngọc Hải, cán bộ tín dụng Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh huyện Krông Bông, đã bị cơ quan điều tra bắt khẩn cấp vào ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/