Nhật đang thắng Trung Quốc trong cuộc đua cơ sở hạ tầng Đông Nam Á
Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết xây dựng ‘kỷ nguyên vàng’ với nước Anh | |
Trung Quốc vay thêm 250 tỷ USD để đẩy mạnh sáng kiến Vành đai và Con đường |
Khi dân số Nhật Bản già đi, các Chính phủ và công ty phải tìm thị trường mới bên ngoài. Nhật thống trị hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Philippines và Việt Nam - hai trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tuy vậy, Trung Quốc đang tăng tốc trong cuộc đua này, với sáng kiến Vành đai và Con đường đi qua hàng chục nước.
Theo BMI, từ những năm 2000, tổng đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhật Bản vào đây - cả dự án đã hoàn thiện và đang tiến hành - vào khoảng 230 tỷ USD. Trong khi đó, con số này của Trung Quốc là 155 tỷ USD. Hơn 90% dự án có thời điểm hoàn thiện thực tế hoặc dự kiến là sau năm 2013.
Số vốn mà Trung Quốc và Nhật Bản đổ vào các nước Đông Nam Á. |
“Dù các công ty và cơ quan chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu quá trình này từ khá lâu, các công ty Trung Quốc lại có lợi thế mấu chốt và có thể vượt lên trong một số lĩnh vực”, Christian Zhang - nhà phân tích tại BMI Research nhận xét. Ông lấy ví dụ về việc cấp vốn cho các nhà máy nhiệt điện than, trong bối cảnh các ngân hàng đa quốc gia và tổ chức phát triển trên thế giới ngày càng siết cho vay với những dự án này.
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đang cạnh tranh nhau trong việc tăng ảnh hưởng tại khu vực này. Đây là một trong những điểm sáng kinh tế của thế giới, đồng thời có tổng dân số lên tới 500 triệu người. Các nước Đông Nam Á, từ Singapore đến Việt Nam đều đang xây sân bay, đường bộ có thu phí và tàu điện ngầm, để thu hút đầu tư và tạo việc làm.
Số dự án có vốn của của Trung Quốc và Nhật Bản tại các nước Đông nam Á. |
Cơ sở hạ tầng đang ngày càng trở thành động cơ tăng trưởng chính tại khu vực này. Indonesia có hơn 250 dự án. Còn Philippines cũng lên kế hoạch chi 180 tỷ USD cho đường sắt, đường bộ và sân bay. Singapore thì đang tăng gấp đôi hệ thống tàu điện ngầm.
Để giảm gánh nặng ngân sách, họ đang tìm đến những người hàng xóm giàu có hơn. Những quốc gia này sẵn sàng ký thỏa thuận.
Cuộc đua Trung - Nhật tại đây được dự báo còn lâu mới chấm dứt. HSBC cho rằng tài chính của các chính phủ không đủ mạnh để cấp vốn cho tất cả dự án. Vì thế, Trung Quốc có thể bắt kịp Nhật Bản. Việc Bắc Kinh đảm bảo được hàng loạt hợp đồng cơ sở hạ tầng trong sáng kiến Vàng đai và Con đường 2 năm qua là tín hiệu cho điều này.