|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu từ Singapore phế liệu sắt thép tăng mạnh vượt trội

16:40 | 03/06/2017
Chia sẻ
Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2017, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường Singapore trên 1,8 tỷ USD, tăng 2,59% so với cùng kỳ năm trước.
nhap khau tu singapore phe lieu sat thep tang manh vuot troi

Việt Nam nhập khẩu từ Singapore trên 30 chủng loại hàng hóa, trong đó mặt hàng xăng dầu chiếm thị phần lớn, 45,7% đạt 825,9 triệu USD, tăng 36,49% so với cùng kỳ 2016. Đứng thứ hai về kim ngạch là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, nhưng so với cùng kỳ tốc độ nhập khẩu mặt hàng này từ Singapore lại giảm tương đối, trên 50% tương ứng với 241,2 triệu USD. Kế đến máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, với 104,5 triệu USD, giảm 27,86%.

Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu từ thị trường Singapore các nhóm hàng đều có tốc độ tăng trưởng dương, chiếm 60,6% và ngược lại nhóm hàng với tốc độ tăng trưởng âm chiếm 39,3%.

Đặc biệt, nhập khẩu từ thị trường Singapore trong thời gian này phế liệu sắt thép lại có tốc độ tăng mạnh đột biến, tuy kim ngạch chỉ đạt 22,4%. Ngoài ra, nhập khẩu một số mặt hàng có tốc độ tăng tương đối mạnh như: sản phẩm từ kim loại thường khác tăng 209,92%; thủy sản tăng 73,96%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 71,29%.

Bên cạnh những mặt hàng với tốc độ nhập khẩu tăng mạnh, thì nhập khẩu một số hàng hóa lại giảm mạnh như nguyên phụ liệu thuốc lá giảm 87,76%; sữa và sản phẩm từ sữa giảm 89,42%; dược phẩm giảm 67,10%.

Đáng chú ý, thời gian này Việt Nam nhập khẩu từ Singapore có thêm một số mặt hàng như: hạt điều, quặng và khoáng sản với kim ngạch đạt lần lượt 218,7 nghìn USD và 1,4 triệu USD.

Thống kê sơ bộ TCHQ nhập khẩu từ thị trường Singapore 4 tháng 2017

ĐVT: USD

nhap khau tu singapore phe lieu sat thep tang manh vuot troi

Hương Nguyễn

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.