|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu dầu mỏ của Mỹ: Câu chuyện gây tò mò

16:15 | 25/09/2016
Chia sẻ
Kể từ khi nước Mỹ từ bỏ chính sách giảm xuất khẩu dầu thô vào tháng 12 năm ngoái, xuất khẩu nước này tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng song song thực tế đó, nhập khẩu dầu cũng tăng theo.

Nhập khẩu dầu thô của Mỹ hiện ở mức trung bình 7,9 triệu thùng mỗi ngày, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng mạnh nhất kể từ năm 2012. Trong khi đó, dữ liệu của bộ năng lượng cũng cho thấy xuất khẩu dầu thô chạm kỷ lục gần 700 nghìn thùng mỗi ngày vào tháng trước – vượt qua cả sản lượng của một số thành viên OPEC.

Theo giới phân tích, một thực tế mới khá phức tạp hiện nay Mỹ vừa là nhà cung cấp quan trọng trên thị trường dầu thế giới nhưng cũng là nước tiêu dùng đứng đầu.

Lý do đầu tiên khiến nước Mỹ tăng nhập khẩu năng lượng là do sản lượng của nước này đang đi xuống. Theo ước tính của chính phủ, sản lượng giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ mức đỉnh 9,6 triệu thùng mỗi ngày vào thời điểm tháng 4/2015 do ngành năng lượng muốn hạn chế giá dầu giảm sâu hơn nữa.

nhap khau dau mo cua my cau chuyen gay to mo

Theo nhà phân tích của Valero, công ty lọc dầu lớn nhất nước Mỹ, nhập khẩu chắc chắn sẽ tăng để bù lại sản lượng dầu thô trong nước giảm.

Sự quan trọng của nhập khẩu dầu được nhấn mạnh vào tuần trước sau khi một cơn bão bất ngờ làm thiệt hại một số kho chứa dầu của nước Mỹ, khiến tồn kho dầu quốc gia giảm xuống một cách đang ngạc nhiên 14,5 triệu thùng.

Nhưng nếu sản lượng của Mỹ đang giảm, tại sao nước này lại xuất khẩu nhiều hơn? Câu trả lời là chất lượng dầu tại những khu vực khác nhau không đồng đều.

Dầu thô được phân loại rất rộng. Một số loại dầu nặng, một số chua hoặc đặc hoặc có nồng độ lưu huỳnh cao trong khi một số khác ngược lại là dầu thô ngọt nhẹ. Nhiều nhà máy lọc dầu của Mỹ thường lựa chọn dầu nặng do chi phí rẻ hơn.

Do khai thác dầu đá phiến bùng nổ, dầu thô ngọt nhẹ bị xếp sang một bên trong lúc thiếu đường ống dẫn dầu cộng thêm lệnh cấm xuất khẩu. Hiện nay các nhà máy lọc dầu được tự do xuất khẩu dầu đến những nơi như Canada và châu Âu. Những nhà máy tại Mỹ từng phải buộc yêu cầu các đơn vị xử lý dầu ngọt nhẹ trong nước hiện cũng có thể xuất khẩu dầu nặng ra nước ngoài.

Lý do khiến tình hình xuất nhập khẩu dầu của Mỹ trở nên gây tò mò chính là do chất lượng không đồng đều khi rất nhiều dầu ngọt nhẹ được xuất khẩu trong khi dầu có độ chua nhiều hoặc chua trung bình được nhập khẩu.

Tình trạng này được thể hiện rõ nhất ở Texas, bang có sản lượng dầu lớn nhất nước Mỹ.

Dầu thô nhẹ từ khu vực đá phiến Eagle Ford được xuất thông qua cảng Corpus Christi, trong khi dầu hỗn hợp từ trung Mỹ được chuyển đến Beaumont thuộc phía Đông Nam của bang.

nhap khau dau mo cua my cau chuyen gay to mo

Trong khi đó, nhập khẩu vào bờ Vịnh lại tăng trong năm nay, đặc biệt là dầu nặng và dầu trung bình đến từ các nước như Canada, Arab Saudi và Mexico. Theo một chuyên gia tư vấn năng lượng, điều chúng ta thấy là dòng chảy của dầu thô trên thế giới ngày càng tối ưu hoá.

Địa điểm cũng là vấn đề. Một số nhà máy lọc dầu ở bờ Đông và vẫn sử dụng dầu thô loại nhẹ hơn. Những công ty này còn xây dựng cả tuyến đường sắt trở dầu từ khu vực đá phiến Bakken thuộc Bắc Dakota do không có đường ống dẫn dầu chạy đến bờ đông trong khi những quy định vận tải lại hạn chế việc sử dụng đường biển từ Texas.

Khi sản lượng của Bakken giảm, lượng dầu thô được chuyển bằng đường sắt cũng giảm và các nhà máy ở bờ đông sẽ chuyển sang dùng dầu ngọt nhập khẩu từ những nước như Nigeria. Việc giao hàng ở cả hai chiều đều được hỗ trợ nhờ giá thuê tàu chở dầu thấp. Khi phí vận tải giảm, hoạt động giao thương sẽ hồi phục trên toàn thế giới.

Canada là nhà cung cấp dầu thô nước ngoài hàng đầu của Mỹ và cũng là khách hàng xuất khẩu lớn nhất. Trạng thái kép này có thể do hầu hết nhập khẩu đều đến thông qua đường ống dẫn dầu từ Alberta, trong khi xuất khẩu của Mỹ chủ yếu đi qua các thùng chứa dầu đến các nhà máy lọc dầu ở các tỉnh phía Đông của Canada.

Chỉ có hai tuyến đường trong mạng lưới các tuyến đường thương mại đang thành hình hài sau khi xuất khẩu Mỹ bị hạn chế. Mỹ cũng xuất khẩu dầu thô ngọt đến đảo Curacao của Caribbean, khu vực từng sử dụng chủ yếu dầu của Venezuela – quốc gia hiện là khách hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ tại bờ Vịnh.

Khi các nhà lập pháp tranh cãi về bộ quy định xuất khẩu năm 1970, nhiều ý kiến cho rằng điều này sẽ hỗ trợ thúc đẩy tăng sản lượng dầu của Mỹ với khoảng thêm 3 triệu thùng vào năm 2022. Nhưng với sản lượng vẫn tiếp tục giảm, lợi ích của các nhà sản xuất vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên một điều chắc chắn là việc chấm dứt lệnh hạn chế xuất khẩu sẽ là tin tốt với giới đầu cơ.

Theo Nhật Linh

Người đồng hành