|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nhận tài trợ 50 triệu USD, start-up Brandless bán nhu yếu phẩm trực tuyến đồng giá 3 USD

18:01 | 19/07/2017
Chia sẻ
Brandless, được xem sản phẩm trí tuệ của các nhà kinh doanh nối tiếp Tina Sharkey và Ido Leffler, hy vọng tận dụng được môi trường mới này và thay đổi cách thức người tiêu dùng mua nhu yếu phẩm hàng ngày.
 
nhan tai tro 50 trieu usd start up brandless ban nhu yeu pham truc tuyen dong gia 3 usd
Sản phẩm Brandless. (Nguồn: Techcrunch).

Có lẽ không bao giờ là thời điểm tốt hơn để trở thành thương hiệu hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) mới. Nhờ các kênh phân phối mới như Facebook, Twitter, Instagram và YouTube, việc thu hút người dùng và tìm khách hàng trực tuyến trở nên dễ dàng và rẻ hơn.

Thay vì phải đi đến cửa hàng để mua như trước đây, Brandless đưa sản phẩm đến trực tiếp người tiêu dùng với duy nhất mức giá 3 USD cho mỗi mặt hàng.

Trong ba năm qua, Sharkey và Leffler có các sản phẩm bao gồm thực phẩm khó bị hỏng, dụng cụ làm sạch, sản phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, vật dụng chăm sóc cá nhân và văn phòng phẩm.

nhan tai tro 50 trieu usd start up brandless ban nhu yeu pham truc tuyen dong gia 3 usd
Sản phẩm Brandless. (Nguồn: Techcrunch).

Đơn cử như trong thực phẩm, Brandless bán từ hàng hộp đến nước xốt salad, nước sốt cho đồ ăn nhẹ hay kẹo cà phê, tất cả đều đồng giá 3 USD. Đồ dùng gia đình gồm có muỗng, dụng cụ mở, dao chọn…; trong khi các đồ dùng làm sạch gồm xà nước rửa chén, xà bông. Và chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp, Brandless bán mọi thứ từ kem đánh răng, nước súc miệng đến nước rửa tay, kem dưỡng da.

nhan tai tro 50 trieu usd start up brandless ban nhu yeu pham truc tuyen dong gia 3 usd
Sản phẩm Brandless. (Nguồn: Techcrunch).

Đổi mới lớn của Brandless là tạo ra một loạt đồ gia dụng bán với một mức giá duy nhất. Bằng cách loại bỏ những gì được cho là "thuế thương hiệu" - nghĩa là tất cả các chi phí liên quan đến mô hình phân phối hàng tiêu dùng đóng gói truyền thống. Để đi thẳng đến người tiêu dùng, Brandless có thể cung cấp hàng hoá của mình ở mức trung bình ít hơn 40% so với các sản phẩm tương tự.

Một trong những cách Brandless có thể giảm chi phí là giảm số lượng mặt hàng họ cung cấp. Với đội ngũ phát triển sản phẩm tại Minneapolis do Rachael Vegas dẫn dắt, Công ty đã thu hẹp dòng sản phẩm xuống còn vài trăm. Vegas có kinh nghiệm làm việc 15 năm tại Target, gần đây cô tham gia giám sát việc kinh doanh tạp hóa của trung tâm thương mại.

Trong khi Target có hàng chục ngàn mã hàng hóa (SKU) trên thị trường tạp hóa của mình, thì Brandless cố gắng tạo ra những sảm phẩm thiết yếu từ các đối tác. Họ có thể không cung cấp một tá các phiên bản khác nhau trong cùng một sản phẩm, nhưng lựa chọn của họ có vẻ khá đầy đủ. Công ty cũng đang đặt cược vào một số mặt hàng trong xu hướng tiêu dùng như Quinoa Puffs (bánh ăn dặm diêm mạch) hoặc sốt Gojuchang. Bên cạnh đó, Brandless còn có mặt hàng theo mùa, bán vào những dịp lễ trong năm.

Một điểm khác biệt nữa là bao bì không thương hiệu, nhằm hướng sự chú ý đến các chi tiết quan trọng của mỗi sản phẩm. Chẳng hạn như không biến đổi gen, hữu cơ, thương mại công bằng, hoặc thực phẩm cho người Do Thái, sản phẩm không chứa gluten hoặc không có đường.

Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất giữa Brandless và các nhà sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói chính là mô hình kinh doanh. Thay vì bán qua các cửa hàng bán lẻ truyền thống, Brandless đang cung cấp hàng trực tuyến.

Trong quá trình giảm tất cả các chi phí như phân phối, bán hàng thương mại và khoản phí khác liên quan đến phân phối bán lẻ, đây là cách chính để cung cấp sản phẩm với giá rẻ. Brandless cũng tạo ra một mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng, mà hầu hết các thương hiệu tiêu dùng đóng gói không thực sự có.

Sharkey cho biết: "Hầu hết các công ty tiêu dùng đóng gói không có mối quan hệ với người tiêu dùng. Cách phân phối sản phẩm hiện nay, khách hàng của họ là những cửa hàng chứ không phải là người dùng cuối cùng".

Với việc bỏ ra hàng tỷ USD cho các công ty như Dollar Shave Club và Jet.com, nhà đầu tư đang theo đuổi các thương hiệu thương mại điện tử mới đi sau các thị trường khổng lồ. Theo đó, Brandless đã thu được hơn 50 triệu USD trong ba vòng tài trợ trước khi ra mắt.

Brandless được Quỹ đầu tư Sherpa ấp ủ, nơi Sharkey từng là đối tác liên doanh trước khi thành người sáng lập và nhận được nguồn tài trợ từ Cowboy Ventures và Slow Ventures.

Sharkey từng là Giám đốc điều hành của công ty BabyCenter thuộc Johnson và Johnson và đồng sáng lập công ty truyền thông trực tuyến iVillage. Trong khi đó, Ido Leffler đã thành lập một số thương hiệu tiêu dùng, bao gồm Cheeky, YesTo và Yoobi.

Rất ít công ty mới thành lập dám theo đuổi hoạt động kinh doanh tạp hóa truyền thống. Nhưng với nhiều nguồn tài chính, một số doanh nhân giàu kinh nghiệm, hàng loạt sản phẩm và một mô hình định giá phá vỡ, Brandless lại sẵn sàng để thực hiện những thách thức đó.

Ánh Dương/Techcrunch