|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhân dân tệ tăng giá – 'con dao hai lưỡi' của kinh tế Trung Quốc

15:52 | 26/09/2017
Chia sẻ
Đà tăng giá của nhân dân tệ trong năm 2017 là một con dao hai lưỡi đối với kinh tế Trung Quốc, vừa có thể đe dọa tới xuất khẩu nhưng lại thúc đẩy chính phủ cải cách tiền tệ và kiểm soát dòng vốn.
nhan dan te tang gia con dao hai luoi cua kinh te trung quoc
Ảnh: Reuters

Nhân dân tệ đã tăng 5,7% trong cả năm nay và dường như đồng tiền này đang không chịu áp lực giảm giá nào. Các nhà hoạch định chính sách theo đó có thể thoải mái nới lỏng các quy định kiểm soát dòng vốn đang tháo chạy khỏi nước này.

Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 11/9 quyết định gỡ bỏ quy định về dự trữ bắt buộc đối với hoạt động giao dịch ngoại hối. Quyết định này được cho là sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư ra nước ngoài.

Tuy nhiên, việc nhân dân tệ tăng giá vẫn là con dao hai lưỡi đối với kinh tế Trung Quốc.

Rủi ro đối với xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất khi một đồng tiền tăng giá mạnh. Theo số liệu từ chính phủ Trung Quốc, xuất khẩu của nước này liên tiếp giảm trong hai tháng qua (tháng 7 và tháng 8) do nhân dân tệ tăng 2,9%.

Biên lợi nhuận có thể giảm mạnh, đặc biệt là nếu họ không có bảo hiểm rủi ro đầy đủ, trừ phi các công ty được thanh toán bằng nhân dân tệ, chuyên gia kinh tế Iris Pang tại tập đoàn ING (Hong Kong) cho biết.

Theo nhận định của MK Tang, chuyên gia kinh tế cấp cao về thị trường Trung Quốc ở Goldman Sachs, chính phủ sẽ gặp áp lực lớn nếu nhân dân tệ tăng giá trong dài hạn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu.

Xuất khẩu vốn là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Tăng trưởng xuất khẩu đã góp phần làm tăng 1 điểm % trong tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2017, ông MK Tang cho biết.

Cơ hội để nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn

Nhân dân tệ tăng giá sẽ tạo điều kiện để chính phủ Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dòng vốn vốn đang ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, ông Ding Shuang, chuyên gia kinh tế trưởng về thị trường Trung Quốc ở Standard Chartered, cho biết.

Cụ thể, chính phủ Trung Quốc có thể nới lỏng quy định đầu tư ra nước ngoài cũng như hoạt động sáp nhập của khối doanh nghiệp.

Năm 2016, chính phủ Trung Quốc bắt đầu triển khai các biện pháp kiểm soát dòng vốn đang tháo chạy khỏi nước này, từ đó giúp giảm áp lực giảm giá lên nhân dân tệ. Năm 2016, nhân dân tệ đã giảm 6,5% so với USD, ghi nhận năm giảm giá mạnh nhất kể từ năm 1994.

Thị trường tài chính bị ảnh hưởng ra sao?

Nhân dân tệ tăng giá kéo cả thị trường chứng khoán và trái phiếu tăng theo.

Chỉ số chứng khoán Shanghai Composite ghi nhận 3 tháng tăng liên tiếp lên cao nhất kể từ tháng 1/2016. Lợi suất trái phiếu cũng ổn định trở lại sau ba quý bị bán tháo liên tiếp, chủ yếu nhờ giới đầu tư nước ngoài tăng nắm giữ trái phiếu ngắn hạn của ngân hàng lên 3 lần, cũng như tăng cường mua trái phiếu chính phủ trong tháng 8.

Cơ hội để cải cách kinh tế và giảm đòn bẩy tài chính

Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc có thể sẽ từng bước thả nổi đồng nhân dân tệ trong thời gian tới bằng một số cách như, tăng biên độ dao động theo hai chiều cho đồng nội tệ và giảm can thiệp tài chính, ông MK Tang cho biết.

Theo chuyên gia kinh tế Tommy Xie tại ngân hàng OCB (Singapore), nhân dân tệ được thả nội sẽ giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hiệu quả hơn, bởi nguồn lực được phân bổ hiệu quả hơn mà chịu sự kiểm soát của chính phủ. Thị trường tiền tệ ổn định cũng tạo thêm dư địa để Trung Quốc tập trung vào việc hạn chế cho vay, tạo lợi nhuận cho nền kinh tế trong dài hạn.

Oanh Oanh

[LIVE] ĐHĐCĐ An Gia: Rút lại phương án phát hành riêng lẻ, Shark Louis T. Nguyen ứng cử vào HĐQT
Ông Louis T. Nguyen (Nguyễn Thế Lữ) được biết đến là Chủ tịch HĐQT sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Saigon Asset Management (SAM), thành viên HĐQT SAMVEH, thành viên HĐQT SAMVPH...