|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhân dân tệ rục rịch vào giỏ tiền dự trữ của IMF

09:23 | 28/09/2016
Chia sẻ
Từ ngày 1.10, nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ có danh hiệu mới là thành viên của giỏ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Dưới đây là vài thông tin về sự kiện này, theo Bloomberg.

Giỏ SDR là gì?

Giỏ SDR được Quỹ Tiền tệ Quốc tế tạo ra vào năm 1969, khi các chính phủ trên thế giới đang cần tài sản cho dự trữ quốc tế của họ nhưng không có đủ vàng hay đô la Mỹ. Dù SDR không phải là một đồng tiền, chủ sở hữu chúng có số tiền nhiều loại nằm trong giỏ. Việc ghi tên nhân dân tệ (CNY) vào SDR là thay đổi đầu tiên của giỏ tiền từ năm 1999, khi đồng euro (EUR) thay thế mark Đức và franc Pháp.

Giỏ SDR có: 41,73% là USD, 30,93% là EUR, 10,92% là CNY, 8,33% là yen Nhật (JPY) và 8,09% là bảng Anh (GBP).

Giỏ SDR quan trọng ra sao?

Có 204,1 tỉ SDR được phân bổ cho các thành viên của IMF tính đến tháng 3 năm nay, tương đương với 285 tỉ USD so với khoảng 11.000 tỉ USD dự trữ thế giới.

Vì sao Trung Quốc muốn đưa nội tệ vào giỏ?

Việc đưa nhân dân tệ vào SDR là sự công nhận tầm quan trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới và các bước đi mà nước này thực hiện để đồng tiền được giao dịch tự do hơn. Ghi danh vào SDR cũng là bước để CNY phần nào có cạnh tranh với đồng bạc xanh.

Trong bài viết mang tính bước ngoặt năm 2009, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên cho rằng hệ thống toàn cầu quá phụ thuộc vào một loại tiền tệ là USD vốn rất dễ bị sốc. Quan điểm đó khiến giới lãnh đạo Đại lục, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, cố gắng thúc đẩy để nội tệ nước nhà được vào giỏ Quyền rút vốn đặc biệt.

Họ đã làm gì để được ghi danh?

Sau đợt xem xét năm 2010, khi IMF cho rằng CNY chưa đáp ứng đủ các tiêu chí để được thêm vào giỏ, Trung Quốc nỗ lực hết mức để thay đổi tình hình. Các nhà hoạch định chính sách chỉnh tỷ giá nhân dân tệ phụ thuộc thị trường hơn, bán nợ ở London và can thiệp mạnh để thu hẹp khoảng cách giữa nhân dân tệ nội địa và nhân dân tệ hải ngoại.

Trung Quốc còn phải làm gì tiếp?

Giới phân tích cho rằng để CNY trở thành đồng tiền dự trữ chính của thế giới, Trung Quốc cần tiếp tục mở cửa cho đầu tư nước ngoài, cam kết duy trì khả năng tiếp cận ngay cả thị trường đi về hướng mà giới chức không mong muốn. Sự can thiệp mạnh tay trong đợt phá giá CNY bất ngờ hồi năm ngoái khiến một số người nghi ngờ cam kết để thị trường ảnh hưởng nhiều hơn trong việc định giá nhân dân tệ của Đại lục.

Theo Thu Thảo

Thanh Niên


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.